Một kỳ thi JLPT sắp đến. Để giúp bạn chuẩn bị một cách chi tiết nhất cũng như sẵn sàng cho kỳ thi, Nhật ngữ SHIN sẽ hướng dẫn điền phiếu dự thi JLPT một cách chuẩn xác và tiết kiệm thời gian nhất. Đồng thời có những lưu ý thật cụ thể để bạn yên tâm hơn trong kỳ thi sắp tới nhé!
Các dụng cụ chuẩn bị khi điền hồ sơ:
Bút mực và giấy nháp. Không nên dùng bút chì để viết nháp lên hồ sơ vì sẽ bị in lên các tờ giấy bên dưới.
Giới thiệu về hồ sơ:
– Các mục cần điền:
- Mục 1: Cấp độ dự thi JLPT. Tùy vào trình độ bạn đăng ký (viết ký tự bằng số).
- Mục 2: Địa điểm dự thi JLPT. Tại Việt Nam có 4 điểm thi là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
- Mục 3: Họ tên. Ghi rõ họ tên đầu đủ bằng chữ Latinh và có khoảng trống giữa các từ. VIẾT BẰNG TIẾNG VIỆT KHÔNG DẤU và VIẾT IN HOA.
- Mục 4: Giới tính. Rất đơn giản chỉ cần tích “þ” vào ô đúng là xong. Nam đánh dấu male, nữ đánh dấu female.
- Mục 5: Ngày tháng năm sinh. Điền theo thứ tự năm, tháng, ngày. Ngày sinh và tháng sinh từ 1 – 9 thì thêm số 0 đằng trước.
- Mục 6: Mật khẩu (gồm 8 số, không được dùng chữ). Tốt nhất bạn nên để mật khẩu là sinh nhật của mình tránh quên rồi ngồi gõ trong vô vọng khi mà bạn bè đã biết hết điểm thi còn bạn thì chưa.
- Mục 7: Ngôn ngữ địa phương: bạn ở Việt Nam thì điền mã là 142 nhé!
- Mục 8: Địa chỉ. Nên viết địa chỉ theo thẻ căn cước (viết thường không dấu).
Dòng thứ 1: viết số nhà, tên đường, tên phường, quận (huyện)
Dòng thứ 2: Viết tên tỉnh (thành phố)
Dòng thứ 3: Viết tên nước
Postal code: Mã bưu điện. Việt Nam không có mã bưu điện
Dòng thứ 4 và 5: Ghi đầy đủ số điện thoại, email, để khi hồ sơ lỗi thì họ có thể gọi thông báo cho bạn.
- Mục 9: Nơi học tiếng Nhật. Không viết cũng được nha.
- Mục 10: Địa điểm học tiếng Nhật. Điền số tương ứng từ 1 – 6.
- Học tiếng Nhật tại trường cấp 1
- Học tiếng Nhật tại trường cấp 2, cấp 3
- Học tiếng Nhật như một chuyên ngành chính tại trường đại học, cao đẳng
- Học tiếng Nhật tại trường đại học, cao đẳng nhưng không phải chuyên ngành chính
- Học tiếng Nhật tại trung tâm đào tạo khác
- Trường hợp khác
- Mục 11: Lý do tham dự kỳ thi này. Điền số tương ứng từ 1 – 8.
- Cần thiết để vào đại học và cao học (trong nước)
- Cần thiết để vào đại học và cao học (tại Nhật)
- Cần thiết để chứng minh năng lực ngoại ngữ hoặc để vào học các cơ sở giáo dụ ngoài đại học và cao học (trong nước)
- Cần thiết để chứng minh năng lực ngoại ngữ hoặc để vào học các cơ sở giáo dụ ngoài đại học và cao học (tại Nhật)
- Cần thiết cho công việc hoặc để thăng tiến, được tăng lương (trong nước)
- Cần thiết cho công việc hoặc để thăng tiến, được tăng lương (tại Nhật)
- Muốn biết năng lực của bản thân
- Lý do khác
- Mục 12: Nghề nghiệp. Điền số tương ứng từ 1 – 6.
- Học sinh cấp 1 (tiểu học)
- Học sinh cấp 2 và cấp 3
- Sinh viên đại học, cao đẳng, cao học
- Học viên của các trung tâm đào tạo khác
- Người đang đi làm (nhân viên công ty)
- Các trường hợp khác
- Mục 13: Các loại ngành. Phần này chỉ dành riêng cho các thí sinh đã khoanh tròn số 5 trong mục 12. Điền số tương ứng từ 1 – 6.
- Dùng tiếng Nhật để giảng dạy tiếng Nhật
- Dùng tiếng Nhật trong các cơ quan nhà nước
- Dùng tiếng Nhật trong các doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, truyền thông
- Dùng tiếng Nhật trong các ngành dịch vụ như du lịch
- Dùng tiếng Nhật trong các nghề khác với các nghề từ 1-4
- Không sử dụng tiếng Nhật trong công việc
- Mục 14: Tiếp xúc với tiếng Nhật qua phương tiện nào? Chọn các số từ 1 – 9 (có thể chọn 1 hoặc nhiều câu trả lời)
- Chương trình thời sự hoặc phim tài liệu trên Tivi
- Kịch, phim truyền hình
- Hoạt hình
- Sách, báo (trừ truyện tranh)
- Sách (trừ giáo trình)
- Truyện tranh
- Internet
- Phương tiện khác
- Ngoài giờ học không tiếp xúc với tiếng Nhật
- Mục 15 – 20: Đối tượng giao tiếp tiếng Nhật của bạn? Bạn học gì thì viết vào. Không quá quan trọng
- Với giáo viên
- Với bạn bè
- Với gia đình
- Với cấp trên
- Với đồng nghiệp
- Với khách hàng
- Mục 21- 30: Số lượt thi. Bạn thi bao nhiêu lần thì điền vào + đỗ hoặc trượt
- Mục 31: Dán ảnh 3×4 chụp trong vòng 6 tháng vào 2 thẻ dự thi phía sau.
- Mục 32: Ký tên, ghi ngày nộp hồ sơ.
- Mục 33: Viết tên, địa chỉ tiếng Nhật có dấu nơi bạn muốn nhận giấy báo dự thi và kết quả 1 cách chính xác, rõ ràng.
Cách viết hồ sơ:
Bộ hồ sơ có tất cả 33 mục và bạn cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân của mình vào trong tất cả các mục đó.
Trong bộ hồ sơ có 3 tờ giấy A4 giống nhau đi kèm 2 tờ A5. Các tờ này được đính kèm cùng nhau. Bạn tuyệt đối không được gỡ từng tờ ra.
Để yên các tờ, chỉ cần viết vào mặt đầu tiên, tự động chữ sẽ in sang các mặt tiếp theo.
Hướng dẫn điền phiếu dự thi JLPT với các bước cụ thể:
Bước 1: Viết các thông tin ra giấy nháp. Việc này giúp bạn tránh việc điền sai, thiếu thông tin hoặc điền không đúng hình thức quy định vì có thể đối chiếu với quy định để sửa lại cho đúng.
Bước 2: Đối chiếu từng thông tin và cẩn thận điền vào. Nên điền các thông tin lần lượt từ trên xuống dưới để tránh bỏ sót thông tin hoặc điền sai vị trí thông tin.
Bước 3: Dò lại các thông tin để có sự chỉnh sửa kịp thời.
Các lưu ý khi viết hồ sơ:
– Dùng bút bi để viết hồ sơ, khi viết ấn mạnh tay để thông tin in xuống các tờ bên dưới.
– Khi viết cần lưu ý cách viết số theo mẫu của Nhật, tránh viết các số theo cách thông thường như: (liệt kê các ví dụ về số 2, 7). Về cách viết chữ, bạn nên viết rõ ràng (Tham khảo trang 21 sách hướng dẫn đi kèm với hồ sơ)
– Khi dán ảnh các bạn dùng hồ nước để tránh tình trạng dán hồ khô hoặc băng dính 2 mặt để lâu ảnh sẽ bong ra.
– Ngoài các mục nêu trên, tuyệt đối không điền vào các mục khác.
Trên đây là cụ thể hướng dẫn điền phiếu dự thi JLPT mang đến cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về kỳ thi bạn có thể liên hệ ngay với SHIN để được tư vấn cụ thể hoặc xem lại buổi Livestream tại Fanpage Nhật ngữ SHIN nhé!
———————————
𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐚̂𝐦 𝐍𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐍𝐠𝐮̛̃ 𝐒𝐡𝐢𝐧
☎Hotline: 035.873.8389 – 🌍Fanpage: www.facebook.com/nhatngushin
🏫 Cơ sở 1: 285/2 Cách mạng tháng 8, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
🏫 Cơ sở 2: 15/26 Đoàn Như Hài, phường 12, quận 4 (cách cầu Khánh Hội 200m)