Lễ hội 葵祭 (Aoi matsuri) có tên gọi chính thức là lễ hội 賀茂祭 (Kamo matsuri) được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 hằng năm tại Kyoto do hai đền thờ 賀茂神社 (đền Kamigamo) và 下鴨神社 (đền Shimogamo) tổ chức.
Trong lễ hội, một đoàn diễu hành với hơn 500 người mặc trang phục thời Heian, tựa như một bức tranh miêu tả cuộc sống động của thời Heian, sẽ diễu bước qua những con đường lớn rợp bóng cây non của cố đô Kyoto, từ Hoàng cung Kyoto đến đền Shimogamo và đền Kamigamo.
Đây là lễ hội cổ xưa nhất của Kyoto, và tất cả các bộ phận trong đoàn diễu hành đều được trang trí bằng lá cây Aoi.
Nguồn:https://www.hanasanpo.org/野山の花アルバム/ウマノスズクサ科/フタバアオイ/
1. NGUỒN GỐC VÀ TÊN GỌI CỦA LỄ HỘI
…….Tên gọi của lễ hội bắt nguồn từ việc sử dụng nhiều cây Aoi (葵 ー フタバアオイ ー Futaba Aoi, một loại thảo mộc) trong lễ hội, và kể từ khi được phục hưng vào thời kỳ Genroku 元禄年間 (1688 – 1704), tên gọi này bắt đầu được sử dụng. Loài cây Aoi được sử dụng trong lễ hội cũng là huy hiệu gia tộc của gia tộc Tướng quân Tokugawa, nên gia tộc Tướng quân cũng coi trọng lễ hội này, và trước lễ hội, đã có những lần họ được dâng tặng vòng dây Aoi kazura (葵縵 ー あおいかずら). Chính từ thời điểm này, lễ hội bắt đầu được gọi là Lễ hội Aoi.
…….Vào giữa thế kỷ thứ 6, dưới triều đại Thiên hoàng Kinmei, do sự phẫn nộ của thần Kamo mà nạn đói và dịch bệnh lan tràn. Vì vậy, gia tộc Kamo no Agata Nushi đã tổ chức một lễ tế mang tính gia tộc để cầu xin sự xá tội – và đây được coi là khởi nguyên của lễ hội này.
2. LÝ DO CHỌN NGÀY 15 THÁNG 5
…….Khi bước vào thời Minh Trị, do việc dời đô về Tokyo và cải tổ hệ thống thần đạo, quy mô của lễ hội bị thu hẹp. Tuy nhiên, vào năm Minh Trị 17 (1884), nhờ nỗ lực của các thầy tế ở đền Shimogamo, đoàn rước sứ giả hoàng gia 勅使行列 (chokushi gyoretsu) được phục hồi, và ngày tổ chức lễ hội được ấn định theo dương lịch là ngày 15 tháng 5.
…….Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai, từ năm Showa 18 (1943), đoàn rước một lần nữa bị dừng lại, nhưng đến năm Showa 28 (1953), nhờ nỗ lực của các tổ chức như Hiệp hội hỗ trợ đoàn rước lễ hội Aoi, lễ hội được phục hồi. Đến năm Showa 31 (1956), đoàn rước nữ nhân dẫn đầu bởi Saioudai 斎王代 (さいおうだい ー người đại diện cho tế nữ hoàng thất) được thêm vào, hình thành nên đoàn rước của lễ hội Aoi như chúng ta thấy ngày nay.
…….Như vậy, việc cử sứ giả hoàng gia và tổ chức đoàn rước trong lễ hội Aoi đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, những người trong dòng tộc linh mục shake 社家(しゃけ) vẫn luôn giữ gìn các nghi thức thần đạo được tổ chức trong đền một cách trang nghiêm, không hề bị gián đoạn.
3. TÌM HIỂU VỀ 斎王 (さいおう)
…….Saiou (斎王) là danh hiệu dành cho những nữ giới chưa kết hôn thuộc hoàng tộc, phục vụ tại cả hai đền Kamigamo và Shimogamo. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ sử dụng ngôn ngữ kiêng kỵ Imikotoba 忌詞 (いみことば) để tránh điều ô uế và nghi lễ Phật giáo, đồng thời chuyên tâm thực hiện các nghi lễ Thần đạo.
Nguồn: https://www.saiseikai.or.jp/news/2013/0606/
…….Chức vụ này được thiết lập vào năm 810, khi Thiên hoàng Saga cầu nguyện chiến thắng với thần Kamo trong biến cố Kusuko. Người đầu tiên giữ chức Saiou là Nội thân vương Uchishi (con gái Thiên hoàng Saga), và chức vụ này được tiếp nối bởi 35 công chúa hoàng tộc, kéo dài khoảng 400 năm, cho đến khi bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 13 với Nội thân vương Reishi (con gái Thiên hoàng Go Toba).
…….Đến năm Showa 31 (1956), trong lễ hội Aoi, “Nghi lễ trên đường (路頭の儀 Routo no Gi)” được bổ sung thêm đoàn nữ nhân, đứng đầu là Saiou đại diện (Saioudai). Từ đó đến nay, Saioudai được tuyển chọn từ những phụ nữ chưa kết hôn sinh sống tại Kyoto.
4. ĐỀN KAMO 賀茂神社 (かもじんじゃ)
Nguồn: https://www.japan-guide.com/e/e3941.html
…….Đền Kamo bao gồm hai đền: Thượng đền Kamigamo và Hạ đền Shimogamo. Nên đây cũng là lý do tại sao lễ hội Aoi có tên chính thức là lễ hội Kamo.
…….Ở thượng đền Kamigamo thờ vị thần sấm sét là 雷神の賀茂別雷命 (らいじんのかものわけいかずちのみこと), còn ở hạ đền Shimogamo thờ hai vị thần nông nghiệp là 祖父賀茂建角身命(かものたけつぬみのみこと ー ông ngoại của thần sấm) và 母玉依姫命(たまよりひめのみこと ー mẹ của thần sấm). Hai đền này vốn là thần hộ mệnh của gia tộc Kamo no Agatanushi, một gia tộc quyền lực ở phía bắc thung lũng Kyoto.
5. LỄ HỘI AOI MATSURI (葵祭)
…….Trước khi phần chính của lễ hội Aoi diễn ra vào ngày 15 tháng 5, chúng ta có thể tham gia một số hoạt động lễ hội trước ngày diễn ra:
• Ngày 1 tháng 5: Tại Thượng đền (Đền Kamigamo) có nghi thức duyệt đua ngựa (kurabeumashizoroeshiki)
…….Trong nghi thức này, 20 con ngựa sẽ được tập hợp để chuẩn bị cho cuộc đua ngựa vào ngày 5, kiểm tra tuổi và tình trạng sức khỏe của ngựa thông qua răng và màu lông. Tiếp đó, từng con ngựa sẽ được cho chạy thử, và dựa trên tư thế khi cưỡi, cách dùng roi, tốc độ chạy,… ban tổ chức sẽ xác định thứ tự thi đấu (bảng bốc thăm trận đấu) trong ngày chính thức.
…….Cuối cùng, từng cặp ngựa (2 con một lượt) sẽ được cho chạy thử theo thứ tự đã định, qua đó kiểm tra trạng thái của ngựa và người cưỡi 乗尻(のりじり,騎手), đóng vai trò như một buổi tổng duyệt trước ngày thi đấu.
• Ngày 3 tháng 5: Tại Hạ đền (Đền Shimogamo) diễn ra nghi lễ bắn cung khi cưỡi ngựa (Yabusame Shinji) trong rừng Tadasu (Tadasu no Mori), tại đường đua ngựa
…….Các xạ thủ mặc trang phục quý tộc cưỡi ngựa phi nước đại, và trên đoạn đường dài khoảng 500 mét, họ vừa hô “インヨー(陰陽 )” vừa bắn tên vào 3 bia mục tiêu được đặt dọc theo đường đua.
Nguồn: https://www.japan.travel/hk/spot/2300/
…….Nghi lễ nhằm cầu nguyện cho sự bình an của lễ hội, thanh tẩy khuôn viên Hạ đền, và người ta tin rằng nếu mũi tên trúng đích thì sẽ mang lại mùa màng bội thu và mọi điều ước thành hiện thực. Đây là nghi lễ tương đương với cuộc thi cưỡi ngựa tại Thượng đền.
• Ngày 5 tháng 5: Tại Thượng đền (Đền Kamigamo) diễn ra nghi lễ thi đua ngựa (Kurabeumae) ở đường đua bên cạnh lối vào chính
…….Trước khi cuộc đua chính bắt đầu, diễn ra các nghi thức như: dâng lễ vật 奉幣(ほうべい), đọc lời chúc tụng 祝詞(のりと),… do các kỵ sĩ thực hiện để cầu nguyện cho lễ hội diễn ra suôn sẻ. Sau đó, sẽ diễn ra năm cặp thi đấu cưỡi ngựa.
Nguồn: https://www.kyoto-tabiya.com/2022/05/02/98631/
…….Kết thúc cuộc đua, người chiến thắng sẽ báo cáo kết quả thắng cuộc, và sau đó các thành viên tham gia sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi, khép lại nghi lễ.
…….Vốn dĩ, nghi lễ này là một lễ riêng biệt hoàn toàn tách biệt khỏi lễ chính Aoi, nhưng hiện nay nó được xem như một nghi thức tiền lễ của Lễ hội Aoi.
• Ngày 5 tháng 5: Tại Hạ đền (Đền Shimogamo) diễn ra nghi lễ bắn cung (Busha Shinji) trước Vũ điện (Butaiden)
…….Đây là nghi lễ bắn cung nhằm xua đuổi tà khí dọc theo tuyến đường diễn ra lễ hội. Nghi lễ gồm hai phần:
…….Đầu tiên là Oomatoshiki (大的式): Một số xạ thủ mặc trang phục hitatare 直垂(ひたたれ) (trang phục cổ truyền thời Heian) đứng trong khu vực lầu môn 楼門(ろうもん)và liên tục bắn tên vào bia lớn 大的(おおまと).
…….Thứ hai là Yakoshi Shinji (屋越の神事): Một người bắn cao một mũi tên đặc biệt có đầu sáo kaburaya 鏑矢(かぶらや) lên trên nóc lầu môn 屋越(やこし), mang ý nghĩa xua tan tà khí trên không.
Nguồn: https://www.kyoto-tabiya.com/2016/05/11/53616/
Nguồn: http://www.imamiya.jp/haruhanakyoko/she/aoi/photograph14.htm
• Vào ngày tốt của 10 ngày đầu tháng 5, Nghi lễ tẩy ô uế của Saioudai tại Thượng đền và Hạ đền, diễn ra tại sông Mitarashi
…….Nghi lễ tẩy ô uế của Saioudai và đoàn nữ nhân (khoảng 50 người). Đây là nghi lễ để xua đuổi ô uế kegare 穢(けがれ) của Saioudai và đoàn nữ nhân. Sau khi thần quan đọc bài Nakatomi Barae 中臣祓(なかとみばらえ), Saioudai sẽ nhúng tay vào sông Mitarashi để thực hiện nghi lễ tẩy uế. Tiếp theo, tại Thượng đền, người ta sẽ dùng búp bê vỗ ba lần lên ngực, còn tại Hạ đền, người ta sẽ vẫy cây nghi lễ Igushi 斎串(いぐし), và cuối cùng, mỗi người sẽ thổi hơi vào dòng sông để xua đuổi ô uế một lần nữa. Nghi lễ tương tự cũng được thực hiện bởi các thành viên trong đoàn nữ nhân.
Nguồn:https://www.nikkei.com/article/DGXZQOUF041FJ0U3A500C2000000/
Nguồn: http://www.imamiya.jp/haruhanakyoko/she/aoi/photograph15.htm
…….Hiện nay, nghi lễ này được tổ chức luân phiên mỗi năm tại con suối Nara ở Thượng đền và con suối Semi ở Hạ đền.
• Trưa ngày 12 tháng 5: Lễ hội Mikage tại Hạ đền (Đền Shimogamo), (từ Đền Mikage đến Hạ đền)
…….Đây là nghi lễ quan trọng đón tiếp linh hồn của thần từ Đền Shimogamo.
…….Khoảng 100 người, bao gồm các thần quan và cư dân từ 5 làng thuộc khu vực cũ của Hạ đền, sẽ tiến về Đền Mikage. Tại đây, các thần quan sẽ đặt cây thiêng có linh hồn thần vào trong hòm thiêng. Trên đường đi, Lễ hội Rojimatsuri 路次祭 sẽ được tổ chức tại Đền Kamo Hani. Sau đó, đoàn sẽ thăm các khu vực trong làng của tín đồ, tiến vào rừng Tadasu 糺(ただす), và cuối cùng thực hiện điệu Azumaasobi (東游(あずまあそび ー điệu múa Đông) tại Kirisiba trên đại lộ chính trước sân lễ. Cuối cùng, linh hồn của thần sẽ được thờ phụng trong chính điện.
• Tối ngày 12 tháng 5: Nghi lễ Miare 御阿礼 tại Thượng đền (Đền Kamigamo)
…….Đây là nghi lễ đón linh hồn thần của Thượng đền Kamigamo, được coi là một trong những nghi lễ cổ xưa và trang trọng nhất trong các nghi thức của Thượng đền Kamigamo, và chỉ có các thần quan phục vụ nghi lễ mới được phép chứng kiến.
…….Tại Koyama, ngọn núi thiêng của đền, ở một góc của Maruyama, một ngôi miếu tạm sẽ được dựng lên. Tại đây, linh hồn thần sẽ được chuyển từ cây 榊 (sakaki) vào một vật thờ mới, sau đó linh hồn thần sẽ được thờ phụng tại chính điện của đền.
• Ngày 15 tháng 5, ngày diễn ra lễ hội Aoi
Lễ Rotou (đi từ Hoàng cung Kyoto → Hạ đền → Thượng đền)
…….Đây là một đoàn rước khoảng 1 km gồm 512 người, chia thành 5 nhóm, bao gồm 36 con ngựa, 4 con bò, 2 xe bò, và 1 kiệu tay (gọi là 腰輿 – oyoyo).
…….Tất cả người tham gia đều mặc trang phục thời Heian, vừa đi vừa hộ tống sứ thần và Saioudai, xuất phát lúc 10:30 sáng từ cổng Kenreimon của Hoàng cung Kyoto, di chuyển khoảng 8 km đến Hạ đền (Shimogamo) rồi tiếp tục đến Thượng đền (Kamigamo). Tại mỗi đền, sau khi đến nơi sẽ tiến hành nghi thức tại sân đền. Đây chính là sự kiện mà hiện nay mọi người gọi là Lễ hội Aoi.
Nguồn: https://kyototwo.jp/post/attractions/724/
Các đoàn trong đám rước được tổ chức như sau:
• Đoàn thứ nhất: Đoàn bảo vệ
• Đoàn thứ hai: Đoàn dâng lễ vật
• Đoàn thứ ba: Đoàn ngựa
• Đoàn thứ tư: Đoàn sứ thần
• Đoàn thứ năm: Đoàn của Saiou
Nguồn: http://www.imamiya.jp/haruhanakyoko/she/aoi/photograph04.htm
…….Hiện nay, sự chú ý thường tập trung vào đoàn của Saioudai, nhưng trung tâm thực sự của lễ rước là đoàn sứ thần (đoàn thứ tư) – mang lễ vật và văn thư của Thiên hoàng đến dâng thần tại đền Kamo. Khác với các lễ rước thần thông thường, đây không phải là rước linh thể của thần, mà là đoàn rước mang tính nghi lễ hoàng gia.
6. NGHI LỄ TẠI SÂN ĐỀN TẠI HẠ ĐỀN VÀ THƯỢNG ĐỀN
…….Đây là nghi lễ dâng lễ vật và tuyên đọc văn khấn (宣命 ー せんみょう) lên các vị thần của đền Kamo, kết hợp với nghi thức yến tiệc, vốn dĩ là trung tâm thực sự của lễ hội Aoi từ xưa.
Trình tự nghi lễ như sau:
• Trước hết, sứ thần triều đình (勅使 ー chokushi) nhận văn khấn từ quan phụ trách kho nội tàng (内蔵使 ー naizoushi) và tuyên đọc văn khấn trước thần điện.
• Tiếp đó, tư tế trưởng (宮司 ー guuji) dâng văn khấn và lễ vật (幣物 ー heimotsu) lên trước thần.
• Sau đó, thần truyền đạt thánh ý và lời chúc đáp lại (神宣 ー shinsen・返祝詞 ー kaerinorito), sứ thần nhận vòng lá Aoi và cây quế (葵桂 ー aoikatsura) từ thần và rời đi.
• Sau nghi lễ dâng lễ, bước vào phần yến tiệc tế thần.
Nội dung yến tiệc gồm:
• Hai con ngựa thiêng chạy vòng quanh sân khấu tế lễ 3 vòng.
• Sau đó là phần trình diễn điệu múa cổ Higashi Asobi (東游の舞) để hiến dâng thần linh.
• Tại Thượng đền, còn có nghi thức đua ngựa và nghi thức leo núi dâng lời chúc tại miếu tạm , gọi là yamagake shinji (山駈け神事), kết thúc toàn bộ các nghi lễ trong ngày.
Nguồn: https://www.wastours.jp/tour/japan/446695/
Lưu ý: Văn khấn của đền Kamo từ xa xưa luôn được viết trên giấy đỏ, và vì chỉ có một bản cho cả hai đền, nên sau khi hoàn thành nghi lễ tại Hạ đền, bản văn sẽ được chuyển tiếp lên Thượng đền để lưu giữ.
Ngoài ra, sau chiến tranh, một số sự kiện phụ trợ do các tổ chức ủng hộ được thêm vào lễ hội, bao gồm:
• Lễ dâng hương (献香祭 ー kenkousai) và biểu diễn võ cổ truyền (奉納古武道 ー hounou kobudo) vào ngày 4/5 tại sân múa Hạ đền.
• Lễ dâng hoa (献花祭 ー kenkasai) vào ngày 6/5 tại Hạ đền.
Lễ dâng trà đạo (献茶祭 ー kenchasai) tại cả Thượng và Hạ đền, và Lễ dâng trà đạo truyền thống Nhật (煎茶献茶祭 ー senchakenchasai) vào ngày 17/5 tại Hạ đền.
Bản đồ diễu hành
Nguồn: https://kyoto-design.jp/special/aoi
Lễ hội Aoi là một trong những lễ hội lớn và lâu đời nhất xuất phát từ vùng Kyoto, kinh đô cũ của Nhật. Đừng quên theo dõi Nhật ngữ SHIN để biết thêm thật nhiều thông tin về Nhật Bản bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www2.city.kyoto.lg.jp/somu/rekishi/fm/nenpyou/htmlsheet/bunka26.html#a
https://ja.kyoto.travel/event/major/Aoi/
https://kyoto-design.jp/special/Aoi
https://www.japan.travel/vi/spot/77/
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493
Website: shinvietnam.com
Facebook: Nhật ngữ SHIN
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Bên cạnh cầu Kênh Tẻ)
🏢 Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: 1-22-2 Orenminami, Higashiosaka, Osaka