Tháng 2 này, tại Nhật có một ngày lễ quan trọng là「天皇誕生日」(てんのうたんじょうび) – Ngày sinh nhật của Thiên Hoàng. Được tổ chức vào ngày 23 tháng 2, đây là một trong những ngày lễ quốc gia của Nhật Bản, đồng thời cũng là ngày duy nhất thay đổi theo từng triều đại Thiên Hoàng.
Vậy Thiên Hoàng giữ vai trò gì trong hệ thống chính trị và văn hóa Nhật Bản? Hãy cùng SHIN tìm hiểu!
THIÊN HOÀNG LÀ AI?
…….Chế độ Thiên Hoàng của Nhật Bản bắt nguồn từ thần thoại, với vị Thiên hoàng đầu tiên là Thiên Hoàng Jimmu. Theo ghi chép trong Cổ Sự Ký và Nhật Bản Thư Kỷ: Thiên hoàng được xem là hậu duệ của thần linh, khác biệt với thường dân Nhật Bản, và không có họ. Ngai vị Thiên hoàng được kế thừa theo chế độ thế tập.
…….Theo Hiến pháp hiện nay chỉ truyền cho nam giới, không truyền cho nữ giới. Là một thành viên của Hoàng gia, Thiên Hoàng cũng gánh vác nhiều trọng trách quốc gia, họ còn giữ vai trò quan trọng trong các nghi lễ truyền thống và tôn giáo.
…….Ngày nay, Thiên Hoàng không nắm quyền lực chính trị, nhưng trong tâm thức người dân Nhật Bản, họ vẫn chiếm giữ một vị trí thiêng liêng và cao quý.
CÔNG VIỆC CỦA THIÊN HOÀNG LÀ GÌ?
…….Thiên Hoàng là biểu tượng quốc gia của Nhật Bản, đồng thời đảm nhiệm nhiều trọng trách trong các hoạt động quốc sự và công vụ. Ngài thực hiện các nghi thức quan trọng như bổ nhiệm Thủ tướng, trao tặng huân chương danh dự, tiếp nhận đại sứ và công sứ nước ngoài, góp phần duy trì sự vận hành của đất nước.
…….Bên cạnh đó, Thiên Hoàng còn đảm nhận nhiều công vụ mang tính cộng đồng, từ thăm hỏi các khu vực chịu thiên tai, tham dự các lễ trao giải đến tham gia những sự kiện quan trọng của quốc gia. Đặc biệt, một phần không thể thiếu trong vai trò của ngài là tham dự các nghi lễ hoàng cung (宮中祭祀 – きゅうちゅうさいし), những nghi thức trang nghiêm được lưu truyền từ ngàn đời nay, thể hiện nét văn hóa và tín ngưỡng lâu đời của hoàng gia Nhật Bản.
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ NGÀY “SINH NHẬT CỦA THIÊN HOÀNG”
…….Ngày lễ này bắt đầu từ thời kỳ Nara, khi Thiên Hoàng Kōnin lần đầu tiên tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật. Khi đó, ngày này được gọi là “Thiên Trường Tiết” (天長節 – てんちょうせつ), mang ý nghĩa sâu sắc từ câu “Thiên trường địa cửu” (trời đất trường tồn), tượng trưng cho sự trường thọ và hưng thịnh.
…….Cụ thể, sinh nhật của Thiên Hoàng Minh Trị rơi vào ngày 3/11, Thiên Hoàng Taishō vào ngày 31/8, còn Thiên Hoàng Chiêu Hòa vào ngày 29/4. Từ đó, Thiên Trường Tiết trở thành ngày lễ gắn liền với mỗi đời Thiên Hoàng, và ngày tổ chức sẽ thay đổi theo từng vị hoàng đế lên ngôi.
…….Đến thời Minh Trị, theo Luật ngày lễ ban hành năm 1948, ngày này chính thức được đổi tên thành “Ngày sinh Thiên Hoàng” và được duy trì đến ngày nay, tiếp tục là một dịp đặc biệt để người dân Nhật Bản bày tỏ lòng kính trọng và chúc phúc cho Thiên Hoàng đương nhiệm.
SINH NHẬT CỦA CÁC VỊ THIÊN HOÀNG TỪ GIAI ĐOẠN DUY TÂN – MINH TRỊ ĐẾN NAY
• Thiên Hoàng Meiji (明治天皇)
…….Là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản, ông sinh ngày 3/11/1852. Để tưởng nhớ những công lao to lớn của Thiên hoàng Minh Trị và vinh danh thời kỳ Minh Trị, chính phủ Nhật Bản đã chọn ngày 3/11 làm ngày lễ quốc gia với tên gọi “Minh Trị Tiết” (明治節 – めいじせつ).
…….Sau Thế chiến II, nhằm đề cao tinh thần tự do, hòa bình và khuyến khích phát triển văn hóa, ngày lễ này được đổi tên thành “Ngày Văn hóa” (文化の日 – ぶんかのひ), một trong những ngày lễ quan trọng nhất tại Nhật Bản hiện nay.
• Thiên Hoàng Taisho (大正天皇)
…….Thiên hoàng Taishō sinh ngày 31/8, nhưng vì ông băng hà khá gần ngày sinh của mình, nên không có lễ kỷ niệm lớn nào được tổ chức. Thêm vào đó, do thời gian trị vì của ông tương đối ngắn, không có ngày lễ nào đặc biệt gắn liền với triều đại của ông khi còn sống.
…….Tuy nhiên, ngày 25/12, tức ngày Thiên hoàng Taisho băng hà, được gọi là “Đại Chính Thiên Hoàng Tế” (大正天皇祭 – たいしょうてんのうさい). Ngày nay, cứ vài năm, Nhật Bản vẫn tổ chức các nghi lễ tưởng niệm nhỏ hoặc lớn. Đặc biệt, vào năm 2026, nhân dịp 100 năm ngày băng hà của Thiên Hoàng Taisho, tổ chức một buổi lễ trang trọng mang tên “Thức Niên Tế” (式年祭 – しきねんさい).
• Thiên Hoàng Showa (昭和天皇)
…….Thiên hoàng Chiêu Hòa sinh ngày 29/4. Khi ông còn tại vị, ngày này được gọi là “Thiên Trường Tiết” (天長節), sau đó đổi thành “Sinh nhật Thiên Hoàng” (天皇誕生日).
…….Sau khi ông băng hà, để tưởng nhớ những đóng góp của ông trong lĩnh vực sinh học, ngày lễ này được đổi tên thành “Ngày Xanh” (みどりの日 – みどりのひ), nhằm nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên của Thiên hoàng Chiêu Hòa. Đến năm 2007, để tưởng nhớ những biến động và dấu ấn của thời kỳ Chiêu Hòa, ngày 29/4 một lần nữa được đổi thành “Ngày Chiêu Hòa” (昭和の日 –しょうわのひ).
• Thiên Hoàng Akihito (明仁天皇)
…….Thiên Hoàng Akihito là người khai mở thời đại Bình Thành (平成 – へいせい) và sinh ngày 23/12. Sau khi thoái vị và nhường ngôi cho Thiên hoàng Naruhito, ông trở thành Thượng Hoàng (上皇 – じょうこう), đồng thời là vị Thiên Hoàng cao tuổi nhất trong lịch sử Nhật Bản.
…….Hiện tại, ngày 23/12 vẫn là một ngày bình thường và chưa được công nhận là ngày lễ chính thức. Một trong những lý do quan trọng là để tránh tạo ra hiện tượng “Nhị Trùng Quyền Uy” (二重権威 – にじゅうけんい), tức là sự tồn tại của hai biểu tượng hoàng gia có thể ảnh hưởng đến trật tự hoàng thất đương thời.
• Thiên Hoàng Naruhito (徳仁天皇)
…….Thiên Hoàng Naruhito, vị Thiên Hoàng đương nhiệm của Nhật Bản, sinh ngày 23/2. Khi ông lên ngôi vào ngày 1/5/2019, niên hiệu chính thức chuyển từ “Bình Thành” (平成) sang “Lệnh Hòa” (令和 – れいわ), đánh dấu một chương mới trong lịch sử Nhật Bản.
…….Vì vậy, đến ngày 23/2/2020, Nhật Bản lần đầu tiên tổ chức Sinh Nhật Thiên Hoàng Lệnh Hòa, trở thành ngày lễ chính thức đầu tiên trong thời đại mới.
Qua những thông tin trên, SHIN mong đã mang đến cho bạn biết thêm một ngày lễ quốc gia ở Nhật, cũng như có thêm hứng thú trong việc tìm hiểu về văn hoá và con người nơi đây và đặc biệt là trong việc chinh phục tiếng Nhật.
Đừng quên theo dõi Nhật ngữ SHIN để biết thêm thật nhiều thông tin về Nhật Bản bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.fun-japan.jp/tw/articles/12197
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493
Website: shinvietnam.com
Facebook: Nhật ngữ SHIN
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Bên cạnh cầu Kênh Tẻ)