Chắc hẳn các bạn đã từng ít nhất một lần nghe về Sumo rồi đúng không nhỉ? Đấu vật Sumo dù mới chỉ trở thành một môn thể thao quốc tế tương đối gần đây, nhưng ở Nhật, đây là môn thể thao truyền thống có lịch sử lâu đời, và hiện nay Nhật là quốc gia duy nhất mà tại đây các võ sĩ Sumo được luyện tập và thi đấu một cách chuyên nghiệp. Hôm nay các bạn cùng Nhật ngữ SHIN cùng nhau khám phá về môn thể thao đặc biệt này nhe!!!
- Nguồn gốc của Sumo
Sumo là một môn thể thao truyền thống có nguồn gốc từ cuộc thi về sức mạnh, là biểu hiện bản năng chiến đấu của con người. Nguồn gốc của Sumo ở Nhật Bản có thể bắt nguồn từ huyền thoại về cuộc thi sức mạnh và truyền thuyết về trận đấu Tenran giữa Sukune và Kesuhaya trong Kojiki (712) và Nihon Shoki (720). Ban đầu, đấu vật Sumo đã được tổ chức hàng năm như là một nghi lễ để dự đoán mùa màng của năm đó. Sau đó Sumo dần đã trở thành một sự kiện của triều đình và kéo dài xuyên suốt trong 300 năm.
Từ thời Kamakura đến thời Chiến quốc là thời đại Samurai. Đấu vật Sumo đã được tổ chức như một cuộc huấn luyện cho các võ sĩ đạo. Oda Nobunaga(織田信長) vô cùng yêu thích môn Sumo, và trong thời đại Genki Tensho (1570-92) các đô vật Sumo từ khắp Nhật Bản đã tập trung tại các địa điểm như lâu đài Azuchi ở Omi,…
Trong thời kỳ Edo, đã xuất hiện Ronin (Samurai vô chủ) là những người tự hào về sức mạnh của mình – coi Sumo như một nghề nghiệp, quảng cáo đấu vật Sumo từ đó Sumo bắt đầu được tổ chức trên khắp đất nước.
Chẳng bao lâu sau, ba đô vật lớn là Tanikaze(谷 風), Onogawa (小野川) và Raiden (雷電) xuất hiện, và đấu vật Sumo trước tướng quân cũng được tổ chức. Sự phổ biến của Sumo đã tăng lên nhanh chóng, và đó là tiền đề của môn đấu vật sumo lớn ngày nay.
Đấu vật Sumo, cùng với kịch Kabuki đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải trí đối với người dân bình thường.
Trải qua lịch sử lâu đời, đấu vật Sumo đã dần cai trị, cải tiến và cách điệu hóa để trở thành một môn thể thao, một nét truyền thống độc đáo của người Nhật Bản. Có thể nói rằng, đấu vật Sumo đã ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản và luôn là một phần trong cuộc sống của người dân xứ sở Phù Tang.
- Cấp bậc của Sumo
1. Tiêu chuẩn để trở thành Sumo
Đầu tiên, là những chàng trai khỏe mạnh trong độ tuổi thanh thiếu niên (từ 15 – 23 tuổi), học vấn từ trung học cơ sở trở lên, chiều cao tối thiểu là 1,67 mét và cân nặng tối thiểu là 67 kg. Thật ra cơ thể đồ sộ của những đấu sĩ Sumo không phải là mỡ mà là rất nhiều cơ bắp mà ta không nhìn thấy được. Để trở thành một đấu sĩ Sumo, không chỉ cần sức khỏe và sự linh hoạt mà còn là chế độ ăn uống và luyện tập. Cân nặng lý tưởng của một đấu sĩ là 180 đến 270kg.
Về gia thế, phải xuất thân từ gia đình gia giáo, nề nếp, và cần có sự tiến cử từ những người trong giới Sumo Nhật Bản thì mới được bước chân vào con đường trở thành võ sĩ Sumo.
Ngoài ra, còn cần phải vượt qua được các kỳ kiểm tra về sức khỏe như thị lực, tốc độ, sức bền, sự nhanh nhạy… Chàng trai nào không đạt tiêu chuẩn sẽ phải quay về nhà, cất ước mơ trở thành đấu sĩ Sumo. Các võ sinh còn lại bước vào quá trình luyện tập, ăn uống cùng nhau dưới sự điều hành bởi một Oyakata trong vòng hai năm để tăng trọng lượng mà một võ sĩ cần phải có. Sau đó, phải khổ công tập luyện mới có thể trở thành võ sĩ có hạng và được lên võ đài.
2. Cấp bậc của Sumo
Jonokuchi (序の口): đây là bộ phận thấp nhất, sau khi tham gia ít nhất một trận đấu maezumo. Bộ phận này chủ yếu được tạo thành từ những hy vọng trẻ chưa được coi là chuyên nghiệp. Không khó để được thăng cấp từ Jonokuchi.
Jonidan (序二段): đây là cấp bậc dành cho một số Sumo đã có kinh nghiệm. Do chính sách không giới hạn số lượng đô vật, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, khiến bộ phận này trở thành lớn nhất trong số sáu cấp bậc. Những Sumo chuyên nghiệp được yêu cầu mặc trang phục truyền thống của Nhật Bản, ngay cả khi trời lạnh những người trong hàng ngũ Jonidan không được phép mặc Haori (áo khoác kimono).
Sandanme (三段目): Các đấu vật Sumo ở cấp bậc này vẫn chưa được coi là chuyên gia. Số lượng đô vật ở cấp bậc này được giới hạn là 200.
Makushita (幕下): Đây là biên giới cuối cùng trước khi lên chuyên nghiệp. Makushita và các cấp bậc thấp hơn chỉ thi đấu 7 lần cho mỗi giải đấu. Chiến thắng tất cả 7 trận với tư cách là một đô vật Makushita sẽ giúp bạn thăng hạng vô điều kiện lên Juryo – thứ hạng tiếp theo.
Juryo (十兩): Các đô vật được xếp hạng Juryo hiện được coi là đối thủ cạnh tranh chuyên nghiệp. Các đô vật trong các sư đoàn juryo và makuuchi được gọi là sekitori. Các đô vật Juryo thi đấu 15 lần mỗi giải đấu, so với 7 lần của hàng ngũ cũ.
Makuuchi (幕内): là giấc mơ của tất cả các đô vật sumo chuyên nghiệp. Ở đây, những người nắm giữ danh hiệu, bao gồm cả Yokozuna là thứ hạng hàng đầu, tiếp theo là Ozeki, Sekiwake và Komusubi. Nhiều một đô vật có thể giữ các danh hiệu này cùng một lúc, và số lượng đô vật trong bộ phận makuuchi được giới hạn ở mức 42.
3. Các nghi thức sàn đấu của Sumo
Trước các trận đấu, võ sĩ sẽ thực hiện nghi thức giậm chân và khởi động. Sau đó là lễ tẩy uế, họ tự bốc một nắm muối ném vào võ đài, rồi cúi xuống trừng trừng mắt nhìn nhau. Người ta quan niệm rằng nghi lễ rải muối Sumo trên sàn đấu dành cho các đấu sĩ Nhật Bản được coi là trang trọng và là tấm bùa may mắn xua đuổi tà ma và ác quỷ để bắt đầu trận đấu, hứa hẹn nhiều điều thú vị, hấp dẫn và kịch tính. Các đấu sĩ Sumo sẽ nắm những vốc muối tinh khiết rải khắp sàn đấu để tẩy uế võ đài, xua đuổi những điều không may và chứng minh mình trong sạch.
Một trận đấu Sumo thường diễn ra rất nhanh, chỉ kéo dài từ vài giây đến một phút.
Đối với người Nhật, Sumo không chỉ là một môn thể thao đơn thuần, mà nó còn là biểu tượng của quốc gia, một phần của nghi thức Thần đạo. Mọi người tôn vinh võ sĩ Sumo như một “vị thánh sống”, tuân thủ lời thề tuyệt đối gắn bó trọn đời với Sumo, họ được cho là “đệ tử của các thần linh”. Ngoài ra, người Nhật khâm phục võ sĩ sumo bởi những người đàn ông hộ pháp trải qua cuộc sống khổ luyện lâu dài, hà khắc và kỷ luật, cả về thể chất lẫn tinh thần để có sức mạnh.
Vì vậy, việc trở thành một Sumo chuyên nghiệp sẽ là một niềm tự hào của cả gia tộc. Sumo chuyên nghiệp còn được nhận mức lương khá cao, vì có sức ảnh hưởng nhất định trong xã hội nên các Sumo chuyên nghiệp còn được mời đóng nhiều quảng cáo, làm đại diện cho nhiều nhãn hàng,… Hơn thế nữa, được trở thành vợ của võ sĩ Sumo là ước mơ của những người phụ nữ Nhật Bản.
Hình ảnh các võ sĩ Sumo trong nghi thức “tẩy uế”
Tuy nhiên “không có con đường nào là trải đầy hoa hồng” trước khi trở thành Sumo chuyên nghiệp thì mức lương của các Sumo cấp thấp “khá bèo” nên họ cũng phải đi làm những công việc như dọn chuồng ngựa, chăm sóc ngựa để có thêm thu nhập.
Ngoài ra, các Sumo dù là chuyên nghiệp hay cấp thấp đều phải cư xử theo “khuôn phép” như không được nói nặng lời với công chúng, trên khuôn mặt không được thể hiện cảm xúc (thắng không được vui, thua không được buồn), phải luôn tôn trọng đối thủ,… Hơn thế nữa, cơ thể họ quá to nên khi đến mùa hè cơ thể của họ rất khó chịu như khó thở,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://www.sumo.or.jp/IrohaKnowledge/nyumon/
- https://www.sumo.or.jp/IrohaKnowledge/sumo_history/
- https://www3.nhk.or.jp/sports/story/8094/
- https://zh.wikipedia.org/zh-tw/%E7%9B%B8%E6%92%B2
- https://ja.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%A7%E7%9B%B8%E6%92%B2
Cùng SHIN khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích về Nhật Bản tại đây nha!!!
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)