Văn học Nhật Bản đã tồn tại hơn một nghìn năm, dù nhiều xu hướng mới được xây dựng nhưng vẫn không làm mất đi giá trị đã qua. Trải qua hàng thế kỷ, văn học Nhật Bản đã dần tạo nên sự đa dạng về thể loại.
Văn học được chia thành các thời kỳ sau:
上代 (thượng cổ): Thời kỳ Asuka/ Nara (Sự ra đời của văn học- khoảng năm 794)
中古 (trung cổ): Thời Heian (năm 794 – năm 1192)
中世 (trung đại): Thời Kamakura, Nanbokucho, Muromachi, Sengoku (năm 1192 – năm 1603)
近世 (cận đại): Thời Edo (năm 1603 – năm 1867)
現代 (hiện đại): Thời kỳ Minh Trị Taisho đến nay (năm 1868 – nay)
Sau đây, hãy cùng SHIN tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển của nền văn học Nhật Bản qua từng thời kỳ dưới đây nhé!
• Thời kỳ Asuka/Nara- Văn học thượng cổ (710-794)
Thời kỳ này bắt đầu với việc di dời thủ đô của Nhật Bản từ Nara đến Heian. Giai đoạn thượng cổ là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của văn học Nhật Bản. Đây là thời kỳ văn học viết bắt đầu hình thành và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học và văn hóa Trung Quốc, thể hiện ở việc sử dụng chữ Hán làm chữ viết chính. Các thể loại văn học chủ yếu là sử thi, thơ ca, văn xuôi. Tuy nhiên, cũng chính trong thời kỳ này, văn học Nhật Bản bắt đầu thể hiện những nét riêng về tinh thần, văn hóa của người dân Nhật Bản.
Tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này là Kojiki (Cổ sự ký) và Nihon Shoki (Nhật Bản thư kỷ). “Kojiki là kho tàng của thần thoại và huyền sử nhưng giá trị hay sự phong phú của nó không dừng lại ở đó”. (Nhật Chiêu, 2007: 29) hay “Nihongi là một bộ sách không chỉ kể lại huyền sử mà còn diễn giải chúng, nghĩa là có tham vọng hơn tác phẩm đi trước trong việc miêu thuật thần thoại và lịch sử”. (Nhật Chiêu, 2007: 31) Hai tác phẩm này là những ghi chép lịch sử đầu tiên của Nhật Bản, bao gồm những truyền thuyết, thần thoại, và sự kiện lịch sử của đất nước.
• Thời kỳ Heian – Văn học trung cổ (794-1192)
Văn học trung cổ Nhật Bản bắt đầu từ thời Heian (794-1192), khi văn tự Nhật (kana) bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn. Trong thời kỳ này, văn học Nhật Bản có sự phát triển rực rỡ thể hiện ở sự đa dạng về thể loại, phong cách và nội dung. Thể loại văn học chính là thơ và văn xuôi. Thơ Waka là một thể thơ truyền thống của Nhật Bản, được viết bằng năm hoặc bảy ký tự. Các nhà thơ Waka nổi tiếng trong thời kỳ này bao gồm Ono Komachi, Arihara Sarihei và Kizuruyuki.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến Genji Monogatari (Truyện Genji) – được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Nhật Bản, được viết bởi Murasaki Shikibu vào thế kỷ thứ 11. Heike Monogatari (Chuyện Heike) – biên niên sử về cuộc nội chiến giữa gia tộc Taira và gia tộc Minamoto, được viết vào thế kỷ thứ 13.
• Thời kì Kamakura, Nanbokucho, Muromachi, Sengoku: Văn học trung đại (1192 – 1603)
Văn học trung đại Nhật Bản bắt đầu từ thời Kamakura (1192-1333), khi Nhật Bản bước vào thời kỳ phong kiến. Trong thời kỳ này, văn học Nhật Bản có sự phát triển mạnh mẽ thể hiện ở sự đa dạng về thể loại, phong cách và nội dung. Các thể loại văn học chính bao gồm thơ, văn xuôi và kịch. Một số tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Nhật Bản là: Thơ Haiku – là một bài thơ truyền thống của Nhật Bản được viết dưới dạng ba đến năm âm tiết. Các nhà thơ Haiku nổi tiếng trong thời kỳ này bao gồm Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa.
Các tác phẩm văn học viết để giáo dục người dân, thể hiện các giá trị đạo đức, luân lý. Một số tác phẩm nổi tiếng là Tsurezuregusa (Đồ nhiên thảo) của Yoshida Kenko, Kokin Wakashu (Tuyển tập Waka thời Heian) của Fujiwara no Teika. Kịch Noh là loại hình kịch truyền thống của Nhật Bản, được biểu diễn trên sân khấu có mái che. Tác phẩm nổi tiếng là Kyoami (Kỳ ái) của Zeami Motokiyo.
• Thời Edo – Văn học cận đại (1603-1867)
Thời kỳ này bắt đầu khi Nhật Bản bước vào thời Edo. Đây là thời kỳ Nhật Bản đóng cửa với thế giới bên ngoài nhưng văn học Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển với những nét độc đáo riêng. “Thời kì đầu của Edo trải dài hơn một thế kỷ rưỡi. Nhật Bản được cai trị bởi mười Tướng quân, kể từ Ieyasu. Đó là một thời kì phát triển cao với những thành tựu văn hóa nổi bật” (Nhật Chiêu, 2007: 221)
Trong thời kỳ này, thơ Haiku tiếp tục phát triển và “trở nên hoàn thiện với thiên tài Matsuo Basho” (Nhật Chiêu,2007: 221)
“Hình bóng văn học đáng kể cuối cùng của thời Edo là Takizawa Bakin” (Nhật Chiêu, 2007: 222) với truyện kể ly kỳ Truyện Tám con chó.
• Thời kỳ sau chiến tranh – Văn học hiện đại (1868 tới nay)
Giai đoạn này bắt đầu từ khi Nhật Bản mở cửa với thế giới bên ngoài. Đây là thời kỳ văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây. Văn học hiện đại của Nhật Bản có nhiều phong cách và thể loại khác nhau, từ hiện thực chủ nghĩa đến lãng mạn, từ hiện đại đến hậu hiện đại. Một số nhà văn nổi tiếng của giai đoạn này là Natsume Soseki, Ryunosuke Akutagawa, và Yasunari Kawabata. Ba tác giả được mệnh danh là “tam trụ của văn chương cận – hiện đại Nhật Bản”. (Văn thơ, 2023).
Trong đó, tác giả Akutagawa nổi tiếng với các tác phẩm như Bức bình phong địa ngục, Trong rừng trúc, Kappa. Nhà văn Kawabata cũng gặt hái được rất nhiều thành tựu với các tác phẩm: Những người đẹp say ngủ, Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc. Cuối cùng là nhà văn Natsume Soseki với tác phẩm: Cánh cửa, Người đi đường, Trái tim, Tôi là con mèo,…
SHIN vừa giới thiệu cho các bạn về các giai đoạn trong nền văn học Nhật Bản. Nhớ theo dõi Nhật ngữ SHIN để cập nhật kiến thức liên quan đến tiếng Nhật thường xuyên bạn nhé! Bấm vào đây để xem thêm nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhật Chiêu (2007). Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868. TpHCM: NXB. Giáo dục.
Văn thơ (2023). Natsume Sōseki – Nhà văn của những đối nghịch.
Link:https://arttimes.vn/van-tho/natsume-sseki-nha-van-cua-nhung-doi-nghich-c55a30739.html
https://wabisabi-nihon.com/archives/25416
https://www.bookcyber.net/characteristics-of-japanese-literature/
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Facebook: Nhật ngữ SHIN
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)