Từ thời xa xưa, người Nhật đã có niềm yêu thích đặc biệt với sách, và văn hóa đọc dần trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân nước này cho đến hiện tại. Vậy văn hóa đọc là gì? Diễn ra như thế nào trong đời sống? Lý do gì khiến người Nhật vẫn giữ thói quen đọc sách dù công nghệ cứ phát triển không ngừng? Hãy cùng SHIN tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
1. Đặc tính:
……Một điều dễ nhận thấy về đặc tính của người Nhật đó là: người Nhật thích đọc sách và đọc một cách say mê.
……Nếu bạn đến nước Nhật và di chuyển bằng tàu điện thì bạn sẽ thấy một cảnh tượng quen thuộc: Trong toa tàu, ngoài những người ngủ gật hay nhắn tin, chơi điện tử thì sẽ có rất nhiều người khác chăm chú đọc sách hoặc đọc báo, luôn luôn có rất nhiều người đang cầm quyển sách để đọc tranh thủ trong thời gian di chuyển.
……Họ đọc ngay cả khi đứng trên tàu trong suốt cả chặng hành trình dài, thậm chí khi tàu thường xuyên lắc lư nhưng họ cũng không bỏ sách. Nếu biết tiếng Nhật và tò mò liếc qua bạn sẽ thấy họ cầm trên tay những cuốn sách khổ nhỏ bỏ túi có gia dao động từ 700 đến 2000 yên.
……Khi bước chân vào thư viện các trường đại học hay thư viện công cộng, bạn chắc chắn sẽ ngỡ ngàng trước số lượng sách. Nước Nhật là nơi có hệ thống thư viện hiện đại khổng lồ có lẽ ở châu Á không nước nào sánh bằng. Văn hóa đọc luôn luôn là một điểm tự hào của người Nhật khi so sánh với các quốc gia khác trên thế giới. Họ có thói quen đọc sách và coi nó một phương pháp để giải trí, để thu thập và làm đầy thêm kho kiến thức và nó như bản sắc đặc trưng không bị mai một theo thời gian.
……Chăm đọc sách, yêu thích sách vở là một nguyên nhân chính đưa người Nhật đến với những đỉnh cao trên thế giới. Với một nền kinh tế phát triển vượt bậc, sự ra đời nhanh chóng của công nghệ hiện đại, luôn dẫn đầu về tốc độ phát triển điều đó là chìa khóa thành công.
……Hiện tại, với sự phổ cập rộng rãi điện thọai thông minh, máy tính bảng…những người cao tuổi tại Nhật lo ngại rằng người trẻ Nhật Bản sẽ xa rời những trang sách giấy, chuyển hẳn sang đọc sách địên tử, thậm chí tệ hơn nữa là không đọc sách do sức hấp dẫn quá lớn của các trò chơi trực tuyến.
……Tuy nhiên dường như những lo ngại này không trở thành sự thật. Số lượng sách báo và tạp chí được phát hành tại Nhật Bản vẫn phát triển một cách đều đặn trong thời gian 10 năm trở lại đây, tốc độ trên 7% mỗi năm, một sự phát triển đáng mơ ước với ngành xuất bản ở bất kỳ quốc gia nào. Văn hóa đọc đã trở thành một thói quen tự nhiên, ăn sâu bén rễ vào đời sống tinh thần mà họ sẽ chắc chắn không từ bỏ.
2. Những yếu tố làm cho văn hóa đọc ở Nhật Bản phát triển
……Có rất nhiều yếu tố làm nên sự phát triển rực rỡ của văn hóa đọc ở Nhật Bản, tuy nhiên sẽ đề cập và phân tích một vài yếu tố cơ bản.
• Thứ nhất là yếu tố truyền thống. Ngay từ thời cổ đại và trung đại, người Nhật đã có tinh thần chủ động học hỏi bằng cách cử những sứ giả, nhà sư và học sinh có tài năng sang Trung Quốc du học và mang về các thư tịch quý hiếm, cần thiết cho phát triển văn hóa, xây dựng đất nước. Đặc điểm này có mối quan hệ mật thiết với sự thành công của Minh Trị Duy tân sau này.
• Thứ hai là vai trò của nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm. Sau năm 1945, để phục hưng đất nước và phát triển văn hóa, giáo dục, chính phủ Nhật Bản đã có rất nhiều những biện pháp và chính sách cụ thể. Chẳng hạn Quốc hội Nhật Bản đã thông qua những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng.
+ “Luật khuyến khích hoạt động đọc sách của trẻ em”: được công bố và có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 12 năm 2001.
+ “Luật chấn hưng văn hóa đọc”: được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 7 năm 2005.
→ Cả hai văn bản nói trên đều xác định rõ trách nhiệm của nhà nước cũng như chính quyền địa phương trong việc duy trì và phát triển văn hóa đọc.
Trên cơ sở của “Luật khuyến khích hoạt động đọc sách của trẻ em”, ngày 23/4 hàng năm được quy định là “Ngày trẻ em đọc sách” ở Nhật Bản. Các luật trên đã tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động khuyến đọc ở mọi cấp độ ở Nhật Bản.
• Thứ ba là vai trò của các trường học. Ở Nhật Bản, thư viện trường học được quan tâm và chúng đã tạo ra môi trường tốt cho học sinh đọc sách. Bên cạnh đó những thực tiễn giáo dục khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo đã thúc đẩy hoạt động đọc sách của học sinh. Ngay từ khi học mẫu giáo, các cô giáo đã đọc sách cho học sinh nghe. Ở tiểu học học sinh sẽ có giờ “đọc sách” bên cạnh các giờ học dành cho các môn giáo khoa. Những hoạt động này giúp cho học sinh có thói quen đọc sách và học theo kiểu nghiên cứu.
• Cuối cùng là vai trò của gia đình. Nhìn tổng thể các bậc phụ huynh ở Nhật rất coi trọng việc giáo dục con cái. Họ ý thức được rằng Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên và có môi trường cạnh tranh khắc nghiệt vì vậy để có thể tồn tại và sống tốt trong xã hội cá nhân cần phải có trí tuệ thông qua học hành. Chính vì vậy mà việc xây dựng tủ sách gia đình, đọc sách cho con nghe, hướng dẫn con đọc sách tại gia đình trở thành lẽ đương nhiên. Trẻ em ở trong các gia đình Nhật Bản được đọc sách khá sớm.
Văn hóa đọc sách của người Nhật không những không mai mòn mà còn phát triển theo thời gian. Để tìm hiểu thêm nhiều văn hóa khác ở Nhật, hãy bấm vào đây nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.jstage.jst.go.jp/article/johokanri/59/12/59_875/_pdf
https://www.library.pref.osaka.jp/nakato/shotenji/34_mdoku.html
https://gakkenonair.gakken.jp/column/reading-book-effect/#
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Facebook: Nhật ngữ SHIN
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)