Thể sai khiến trong tiếng Nhật là một trong những ngữ pháp cơ bản và được vận dụng khá nhiều trong cả văn viết và văn nói. Vậy, thể sai khiến được chia như thế nào và được dụng trong những trường hợp ra sao, hãy cùng Nhật ngữ SHIN tìm hiểu nhé!
Thể sai khiến được dùng để mô tả hành động bắt/cho phép/khiến một người (hoặc động vật) làm điều gì đó. Thông thường thế sai khiến chỉ được sử dụng trong ngữ cảnh người lớn tuổi nói với người nhỏ tuổi (ngoại trừ một số động từ 心配する、困る、びっくり。。。)
1. Chuyển đổi động từ sang thể sai khiến
Động từ nhóm 1: う ➞ あ+せる
書く ➞ 書かせる(かかせる)
行く ➞ 行かせる(いかせる)
急ぐ ➞ 急がせる(いそがせる)
話す ➞ 話させる(はなさせる)
立つ ➞ 立たせる(たたせる)
言う ➞ 言わせる(いわせる)
呼ぶ ➞ 呼ばせる(よばせる)
飲む ➞ 飲ませる(のませる)
Động từ nhóm 2: る➞させる
見る ➞ 見させる(みさせる)
着る ➞ 着させる(きさせる)
食べる ➞ 食べさせる(たべさせる)
答える ➞ 答えさせる(こたえさせる)
起きる ➞ 起きさせる(おきさせる)
閉める ➞ 閉めさせる(しめさせる)
Động từ nhóm 3:
来る ➞ 来させる(こさせる)
する ➞ させる
勉強する ➞ 勉強させる(べんきょうさせる)
2. Cách sử dụng thể sai khiến
– Trường hợp có 1 tân ngữ
Aは Bを V-使役形 (động từ thể sai khiến)
➞ Ý nghĩa: A bắt/cho phép B làm gì đó.
➞ 例 (ví dụ):
∘ 先生は私を休ませます。➞ Giáo viên cho phép tôi nghỉ học
∘ 先生は私を座らせます。➞ Giáo viên cho tôi ngồi xuống.
– Trường hợp có 2 tân ngữ
Aは Bに Nを V-使役形
➞ Có hai ý nghĩa:
∘ A bắt B làm gì.
∘ A cho phép/không cho phép B làm gì.
➞Thường đi với tha động từ.
➞ 例 (ví dụ):
∘ 先生が学生に宿題をたくさんさせます。 ➞ Giáo viên bắt học sinh làm rất nhiều bài tập về nhà.
∘ 先生は学生に問題をたくさん聞かせてくれた。 ➞ Giáo viên bắt học sinh nghe rất nhiều vấn đề.
∘ 毎日は母は私にお弁当を作らせます。 ➞ Ngày nào mẹ tôi cũng bắt tôi làm cơm hộp.
∘ 先生は学生に試験時間中に教科書とノートを見させます。 ➞ Giáo viên cho phép học sinh xem sách giáo khoa và vở trong giờ kiểm tra.
∘ 家主は私に犬を飼わせません。 ➞ Chủ nhà không cho phép tôi nuôi chó.
– Trường hợp A làm B bộc lộ cảm xúc
Sử dụng những động từ bộc lộ cảm xúc trong thể sai khiến.
Aは Bを V使役形 (động từ bộc lộ cảm xúc)
➞ 例 (ví dụ):
∘ 彼は病院になって、ご両親を心配させました。 ➞ Vì anh ấy bị bệnh nên đã khiến ba mẹ lo lắng. (cảm xúc)
∘ 彼は会議に遅れて、みんなを怒らせした。 ➞ Anh ấy đến cuộc họp muộn nên đã mọi người tức giận.
Một số động từ chỉ cảm xúc
喜ぶ(よろこぶ): Hạnh phúc
がっかりする: Thất vọng
泣く(なく): Khóc
悲しむ(かなしむ): Đau buồn
安心する(あんしんする): An tâm
困る(こまる): Phiền phức
心配する(しんぱいする): Lo lắng
笑います(わらいます): Cười
怒ります(おこります): Tức giận
3. Thể sai khiến cho phép mình làm gì
Vて + ください。
→ 例:
∘ すみません、寝させてください。 → Xin hãy để cho tôi ngủ.
∘ 今日はちょっと気分が悪いので、早く帰らせてください。。 → Hôm nay tôi không được khỏe nên hãy cho phép tôi về sớm.
SHIN đã chia sẻ cách chia động từ sang thể Sai khiến (使役形) và một số ngữ pháp có sử dụng thể Sai khiến thường gặp trong quá trình học sơ trung cấp N4.
Để xem thêm nhiều ngữ pháp khác, các bạn bấm vào đây nhé!!!
Tài liệu tham khảo
https://chiyo-sampo.net/grammar-jlptn4-causative-passive-form/
https://nihongonosensei.net/?p=8159
http://hiroba.ciee.osaka-u.ac.jp/en/article/entry-3768.html
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Facebook: Nhật ngữ SHIN
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)