Trà đạo là một hình thức nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản. Vốn có bắt nguồn từ tầng lớp quý tộc thời Kamakura. Trà đạo không chỉ đơn giản là việc thưởng trà mà thông qua đó, tâm hồn ta trở nên thanh thản hơn. Như vậy, cần chuẩn bị những gì cho một buổi thưởng trà? Hãy cùng SHIN tìm hiểu nhé!
CÁC DỤNG CỤ CHO BUỔI THƯỞNG TRÀ
1. Chawan – chén trà 茶碗(ちゃわん)
Đầu tiên là thứ không thể thiếu trong các buổi thưởng trà chính là chén trà. Chén trà dùng trong Trà đạo được gọi là Ochawan (お茶碗), là loại chén chuyên dùng cho việc uống trà của Nhật Bản. Chén trà ở đây không đơn thuần là một dụng cụ dùng cho việc uống trà mà qua kiểu chén trà, trà nhân đều thể hiện sở thích, phẩm chất, tấm lòng chân thành của nghệ nhân đến với người thưởng trà.
2. Natsume – Dụng cụ đựng bột trà 棗(なつめ)
Natsume là dụng cụ dùng để đựng bột trà trong các buổi thưởng trà. Natsume được thiết kế có hình dạng giống loại quả cùng tên. Tùy thuộc vào từng loại trà khác nhau mà nghệ nhân sử dụng các loại Natsume với hoa văn trang trí khác nhau. Thông thường, Natsume được chia thành ba loại chính: Natsume lớn (大棗 – おおなつめ), Natsume vừa (中棗 – ちゅうなつめ) và Natsume nhỏ (小棗 – しょうなつめ). Không những phân loại thành kích cỡ, Natsume còn được phân loại theo màu sắc. Tùy thuộc vào nghệ nhân trang trí, Natsume có nhiều màu khác nhau nhưng phần lớn Natsume thường có màu đen.
Ngoài ra, Cha-ire (茶入) là một loại Natsume đặc biệt chuyên sử dụng để đựng các loại trà đậm.
3. Chashaku – muỗng lấy bột trà 茶杓(ちゃしゃく)
Đây là loại muỗng chuyên dùng cho việc lấy bột trà từ Natsume hoặc Cha-ire. Chashaku được cho là vật phản ánh rõ nét giá trị quan, tính cách của người trà nhân. Chất liệu làm nên Chashaku rất đa dạng nhưng chủ yếu được làm bằng tre, loại vật liệu mỏng, có độ đàn hồi và độ bền cao.
Bên cạnh đó, thông qua thiết kế, màu sắc của Chasaku cũng thể hiện được khí cảnh của buổi thưởng trà. Chẳng hạn, vào ngày hè oi bức, trà nhân sử dụng Chashaku với màu xanh lạnh mang lại cảm giác mát mẻ cho người thưởng trà.
4. Mizusashi – bình chứa nước trong trà đạo 水差し(みずさし)
Mizusashi là loại bình dùng để chứa nước trong Trà đạo. Nước được đổ đầy trong Mizusashi là nước sạch hay Meisui (名水 – めいすい), loại nước tinh khiết dùng trong Trà đạo và dùng để tráng, làm sạch Chawan hay Chasen, Mizusashi có nhiều loại khác nhau như bình bằng gốm, vàng, thủy tinh,…
5. Hishaku – Gáo nước 柄杓(ひしゃく)
Hishaku là một cái gáo thường được làm bằng tre dùng để lấy nước từ ấm đun hay Mizusashi. Thông thường, chúng được được làm bằng tre với hai phần gồm phần tay cầm (gọi là 柄 – え) và phần dùng để múc nước (gọi là 合 – ごう), được chia làm 3 loại là 風炉用 (ふろよう), 兼用 (けんよう), 炉用 (ろよう).
6. Chagama – ấm đun nước nấu trà 茶釜(ちゃがま)
Tiếp đến là ấm đun nước dùng để nấu trà được gọi là Chagama. Chagama chủ yếu được làm bằng sắt và có nhiều kích cỡ khác nhau. Tùy với kích cỡ của Chagama, nghệ nhân có thể lựa chọn các Hishaku (gáo nước) với kích thước tương ứng, chẳng hạn như Chagama cỡ lớn được dùng với Royou.
Chagama đóng vai trò quan trọng trong buổi thưởng trà bởi vì nước đun là yếu tố giúp tạo nên hương vị của trà. Vì thế, trong một số trường hợp, việc tổ chức buổi thưởng trà có thể được xem là buổi “đưa ấm đun lên bếp”.
7. Fukusa – tấm vải để lau dụng cụ trong trà đạo 袱紗(ふくさ)
Fukusa là tấm vải dùng để lau qua Chasen (dụng cụ múc bột trà) và dụng cụ uống trà như Chawan (chén trà), Chagama (ấm đun nước),…Thông thường, màu sắc của Fukusa bao gồm hai màu: màu tím dành cho trà nhân là nam, màu đỏ dành cho nữ. Fukusa còn được xem là biểu tượng nhận biết người chủ trong gia đình.
8. Chasen – dụng cụ đánh trà 茶筅(ちゃせん)
Chasen là một dụng cụ dùng để đánh tan bột trà trong nước nóng, tạo được lớp bọt cho chén trà. Chasen có cấu tạo như một chiếc chổi với những sợi tre mỏng liền kề với nhau, gồm hai phần bên trong và bên ngoài. Trung bình số lượng sợi tre của hai phần rơi vào khoảng 128 sợi. Và tùy thuộc vào từng loại trà mà số lượng sợi tre của Chasen sẽ khác nhau. Ví dụ: nếu đánh trà đậm thì dùng loại ít sợi hơn và ngược lại.
10. Sensu – quạt gấp 扇子(せんす)
Quạt gấp Sensu trong Trà đạo được dùng để chào hỏi hay thực hiện một số nghi lễ trong Trà đạo. Chúng thường được cầm trên tay hay được đặt trên thảm Tatami và không dùng chúng để quạt.
11. Kaishi – giấy lót bánh ngọt 懐紙(かいし)
Kaishi là loại giấy được dùng để lót dưới bề mặt của món bánh ngọt kiểu Nhật dùng trong các buổi thưởng trà. Và sau khi dùng hết bánh ngọt trên giấy thường chúng sẽ được gấp lại làm hai và được mang về.
CÁC QUY TẮC TRONG TRÀ ĐẠO
Khi nghĩ đến không gian Trà đạo, bạn sẽ nghĩ ngay đến không khí nghiêm túc, tĩnh lặng cùng với những quy tắc ứng xử khó nhằn. Trên thực tế, những quy tắc trong Trà đạo cũng tương tự như những quy tắc ứng xử hằng ngày không hơn không kém. Cụ thể là, tất hay cổ áo kimono phải là màu trắng, không đeo trang sức, có thể ăn bánh ngọt trước khi uống trà,…
– Về quy tắc khi uống trà, đối với khách, khi thưởng thức cần phải tránh uống ở vị trí mặt hoa văn của chén trà để tránh làm bẩn chén. Còn đối với chủ nhà, khi uống trà cần phải đưa mặt hoa văn của chén hướng về phía người đối diện. Vì người khách có thể sẽ nhìn ngắm hoa văn trên chén trà.
– Về trang phục, đối với nam giới, trang phục thường mặc là Hakama với các họa tiết. Tuy nhiên, việc mặc Hakama một mình là chuyện rất khó nên nam giới khi thưởng trà có thể mặc âu phục trang trọng. Đối với nữ giới, trang phục của họ là trang phục kiểu Nhật với các hoạt tiết mang nét truyền thống. Bên cạnh đó, nữ giới có thể mặc âu phục với điều kiện váy phải dài qua đầu gối. Hơn nữa, có một số quy tắc về trang phục chung như: mang tất trắng; cổ áo kimono có màu trắng; không đeo trang sức, đặc biệt là nhẫn và đồng hồ vì nó có thể kiến các dụng cụ bị trầy xước.
(Nguồn: hseito.com)
– Ở buổi thưởng trà, bạn không chỉ uống mỗi trà, bạn có thể thưởng thức những món bánh ngọt kiểu Nhật thơm ngon. Khi muốn thưởng thức một chiếc bánh ngọt, trước hết cần phải mời người bên phải mình dùng trước rồi mới đến lượt mình lấy 2 đến 3 giấy Kaishi dùng bánh. Nếu tay bạn bị bẩn trong lúc ăn bạn có thể lau sơ tay mình bằng một góc giấy Kaishi.
Trên đây là một số dụng cụ cần thiết và các quy tắc cơ bản cho một buổi thưởng trà kiểu Nhật Bản. Tuy nhiên, để trở thành một nghệ nhân Trà đạo cần phải trải qua nhiều năm học tập và nghiên cứu bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Không chỉ thế, người thưởng trà cũng phải trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để có thể thấu hiểu được nét đẹp của Trà đạo mang lại.
Cùng SHIN khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích về Nhật Bản tại đây nha!!!
Tài liệu tham khảo
- https://www.asoview.com/note/2797/
- https://shop.senkien.jp/fs/senkien/c/matcha-chawan
- https://shop.senkien.jp/blog/howtouse_natsume
- https://shop.senkien.jp/blog/about_teascoop
- https://fu-getsu.jp/tea-ceremony-blog/about-the-background-of-the-spread-of-water-difference-which-is-a-tool-of-the-tea-ceremony-and-how-to-handle-it-correctly/#:~:text=%E6%B0%B4%E6%8C%87%EF%BC%88%E6%B0%B4%E5%B7%AE%EF%BC%89%E3%81%AB,%E3%82%89%E3%82%8C%E3%82%8B%E3%81%A8%E8%89%AF%E3%81%84%E3%81%A7%E3%81%99%E3%81%AD%E3%80%82
- https://xn--eckp2gv22ot7an06opgmyj0a.com/column/sadou/hisyaku.php
- https://xn--eckp2gv22ot7an06opgmyj0a.com/column/sadou/chagama.php
- https://xn--eckp2gv22ot7an06opgmyj0a.com/column/sadou/chasen.php
- https://wa-gokoro.jp/accomplishments/sado/278/
———————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)