Người Nhật rất thích tắm bồn, cho dù là ở nhà hay là ở nơi công cộng. Đó dường như đã trở thành nét văn hóa đặc trưng riêng của họ. Nhờ sự phát triển của Manga và Anime nên ngày càng nhiều người biết đến văn hóa của Nhật Bản – trong đó có việc nhà tắm công cộng. Nhiều du khách nước ngoài muốn trải nghiệm nét văn hóa này của Nhật Bản nên đã tìm đến đây. Không chỉ là để tắm rửa sạch sẽ, trút bỏ hết những âu lo phiền muộn của cuộc sống, mà còn để tận hưởng việc trải nghiệm nhà tắm công cộng Nhật Bản một cách trọn vẹn nhất. Các bạn có biết không bên Nhật Bản còn có một ngày gọi là “Ngày nhà tắm công cộng” (銭湯の日 – sento no hi) đó. Hôm nay hãy cùng SHIN đi tìm hiểu về ngày này nhé!!!
- Lịch sử nhà tắm công cộng
Nhà tắm công cộng thời nay có xuất phát điểm từ thế kỉ thứ 6, khi mà đạo Phật du nhập vào Nhật Bản. Đạo Phật ở thời điểm đó khuyên bảo các nhà sư phải giữ cơ thể sạch sẽ nên các nhà sư thiết lập nhà tắm trong chùa để gột rửa cơ thể, việc tắm trong bồn được cho là để ngăn ngừa bệnh tật và mang lại may mắn.
Lúc bấy giờ Sento được gọi là Yuya – nơi tẩy trần của các nhà sư. Về sau ngày càng được mở rộng cho người dân sử dụng.
Đến thời Edo, nhà tắm công cộng lại càng trở nên phổ biến, được ưa chuộng rộng rãi không chỉ bởi người dân mà còn cả chính quyền
Thời Meiji, những nhà tắm công cộng được xây mới và đẹp hơn, và đến thời Taishou những vòi dẫn nước đã được du nhập.
- Cấu trúc của nhà tắm công cộng
Các Sentou thường gồm bốn khu vực là lối vào, nơi thay đồ, nơi tắm và khu vực đun nước nóng.
- Lối vào
Các Sentou truyền thống của Nhật Bản thường treo một tấm rèm kiểu Nhật (noren) màu xanh da trời đậm trên có ghi chữ kanji 湯. Vén rèm bước vào cửa gặp trước tiên là quầy bán vé. Quầy bán vé ở các Sentō ngày nay thường là một phòng nhỏ có cửa sổ để tiếp xúc với khách.
Ở các Sentou còn giữ nét truyền thống, quầy vé là một quầy gỗ nhỏ cao chừng 1,5-1,8m gọi là Bandai (番台). bên quầy bán vé là hai hành lang có các dãy tủ để gửi giày dép của khách đến tắm. Hai hành lang dẫn tới hai khu vực thay đồ dành cho khách nam và khách nữ. Mỗi hành lang lại có một bức rèm noren ghi tương ứng các chữ kanji 男 (nam) và 女 (nữ).
- Nơi thay đồ
Datsuijo hay Datsuiba (脱衣場) là nơi thay đồ tại các Sentou. Trong mỗi khu vực thay đồ thường có các tủ đựng đồ đạc của khách. Nhiều Sentō còn đặt các máy bán nước giải khát tự động, cân sức khỏe, tivi tại các khu vực thay đồ này. Nơi thay đồ dành cho khách nữ còn có thể có chỗ để trẻ nhỏ. Từ nơi thay đồ đi qua một cửa lùa kiểu Nhật là vào nơi tắm.
- Nơi tắm
Nơi tắm của các Sentou được trang bị các dãy vòi nước nóng (tiếng Nhật gọi là karan, viết là カラン) để khách tắm có thể tắm rửa trước, gội đầu hoặc để tráng lúc cuối cùng. Có cả vòi chuyên cấp nước nóng và nước lạnh. Cạnh vòi nước nóng thường để thêm các ghế nhỏ để khách ngồi, các chậu nhỏ để hứng nước. Các Sentou (ngoại trừ Sentou tại khách sạn hoặc lữ quán) thường không cung cấp sẵn dầu gội, xà phòng hay sữa tắm, khăn mặt và khăn tắm. Khách phải tự mang những thứ này tới.
Phần quan trọng nhất của nơi tắm là bồn nước nóng, dùng chung cho mọi khách tắm. Khách tắm sau khi đã rửa sạch người xuống đây ngâm mình. Nhiều Sentou ngày nay trang bị hai bồn nước nóng cho mỗi phòng tắm. Một bồn nước nóng thường và một bồn có trang bị thiết bị sauna. Nước thường nóng trên 40 độ C. Bể nông đủ đề nhô đầu lên mặt nước trong tư thế ngồi bệt.
Các bức tường của phòng tắm thường lát gạch men từ sàn lên sát trần. Sàn của phòng tắm được lát gạch chống trơn.
- Khu vực đun nước nóng
Khu vực đun nước nóng ở sau cùng của Sentou, tiếng Nhật là kamaba (釜場). Khu vực này gồm hai phần. Một là bình đun nước và hai là bộ phận phát nhiệt. Ngày trước, việc phát nhiệt thường dựa vào đốt củi. Hiện nay, người ta dùng điện và gas.
- Quy tắc nhà tắm công cộng
Vì nhà tắm công cộng là nơi thư giãn của nhiều người nên bạn cần biết một số quy tắc chung để tránh làm phiền hay gây ảnh hưởng đến người khác.
Thứ nhất, cởi quần áo và đồ lót của bạn trước khi vào phòng tắm hoặc bồn tắm.
Thứ hai, tắm vòi sen, dội nước nóng hoặc rửa sạch cơ thể trước khi vào bồn tắm.
Thứ 3, không làm phiền người khác bằng cách bơi lội hoặc gây ồn ào.
Thứ 4, hãy tận hưởng phòng tắm công cộng bằng cách dùng chung khu vực giặt và xô, và không để nước nóng chảy liên tục.
Thứ 5, lau người bằng khăn khi về phòng thay đồ để những người ngồi sau không thấy khó chịu.
Thứ 6, không sử dụng điện thoại thông minh, điện thoại di động, máy ảnh,… trong phòng thay đồ hoặc phòng tắm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://www.1010.or.jp/guide/history/
- https://www.nippon.com/ja/views/b07302/
- https://www.1010.or.jp/guide/howto/
- https://aichi1010.jp/howto_usefultips/
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)