Lần này, SHIN giới thiệu với các bạn thêm một “Đạo” nữa trong văn hóa của Nhật nhé. Bật mí đây là một môn thể thao mang hơi hướng truyền thống, nhưng dạo gần đây không chỉ riêng Nhật mà các bạn trẻ ở khắp các nước đều rất yêu thích. Bạn đoán ra chưa nào? Cùng SHIN tìm đáp án nhé!!!
- Cung đạo là gì?
Cung đạo hay còn gọi là Kyudo , được viết trong tiếng Nhật 弓道.
Cung đạo – một trong những môn thể thao truyền thống của Xứ sở Mặt trời mọc. Đây còn là một bộ môn mang nghi thức tôn giáo, bài học giúp tu tập tâm hồn người tập.
Cung đạo là bộ môn thể thao có tính chất nghệ thuật và nghi lễ của Xứ sở hoa anh đào. Cũng giống như trà đạo, người luyện tập Cung đạo không chỉ luyện tập kĩ thuật bắn cung mà còn học được rất nhiều nghi thức, triết lý mang đậm nét văn hóa Nhật Bản.
- Lịch sử Cung đạo
Tại Nhật Bản, người ta đã tìm thấy một cây cung dài có “chuôi” ở đáy trong bức ảnh đi săn trên một chiếc chuông đồng được cho là được làm vào cuối thời kỳ đồ đá, ước tính xuất hiện vào thời kỳ đất nung Yayoi.
Việc giao lưu với Trung Quốc bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 4 – 5 và đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Nhật Bản. Có rất nhiều tài liệu tham khảo về cây cung, và những ý tưởng “bắn chính diện” trong Zhouli và các Sách Hán về sau, đặc biệt là Reiki (một trong Ngũ kinh điển trong kinh sách Trung Quốc và Nho giáo), đã ảnh hưởng rất nhiều đến cây cung của Nhật Bản.
Vào thế kỷ 12, khi Minamoto no Yoritomo thành lập Mạc phủ Kamakura (1185-1333), nguyên tắc để một samurai đạt đến đỉnh cao tinh thần là phải thông qua đào tạo bắn cung và cưỡi ngựa. Azuma Kagami, một cuốn sách lịch sử được viết vào thời Kamakura, ghi lại rằng các samurai tích cực luyện tập các môn thể thao Inuomono và Kasagake như một phương tiện để rèn luyện thể chất, tinh thần và kỹ năng chiến đấu của họ. Makigari (bắn cung) cũng phổ biến trong thời kỳ đó, và cung, vốn là vũ khí theo đúng nghĩa đen trong thời Heian, đã được chuyển thành cung chiến đấu.
Vào thế kỷ 14, từ cuộc nổi dậy của triều đại Yoshino đến thời kỳ Muromachi, một sự đổi mới rất lớn trong kỹ thuật môn bắn cung đã diễn ra. Dưới thời trị vì của Hoàng đế Godaigo, Sadamune và Tsuneoki Ogasawara đã biên soạn một bộ sưu tập các kỹ thuật bắn cung được lưu truyền trong xã hội samurai. Ogasawara là bậc thầy về nghi thức bắn cung và cưỡi ngựa, cho các tướng quân cho đến thời Tokugawa.
Ngoài ra, Ryotoshi Imagawa, một chỉ huy quân sự của thời Muromachi, đã ghi lại mô tả chi tiết về các kỹ thuật bắn súng thời đó trong cuốn sách “Ryotoshi Taizoshishi” về bắn cung của ông. Những cải tiến kỹ thuật bắn cung trong thời kỳ này được mô tả trong “Takachu Mensho,” một cuốn sách về võ thuật được viết bởi Taga Toyogomori Takada, người từng là quan tòa của Kyoto trong thời kỳ Muromachi (1336-1573), mô tả những thành tựu cũng như những mất mát của kỹ thuật bắn cung và hướng dẫn cách sử dụng cung kyokyoku làm bằng tre và gỗ tổng hợp.
Trong thời kỳ Edo hòa bình, cây cung được đào tạo như một “cách” như một “jutsu” (nghệ thuật), và đã thiết lập kyudo (cung đạo) như một bộ môn về thể chất và tinh thần. Mặt khác, vào cuối thời Edo, trong thời kỳ đào tạo theo kiểu phương Tây và sử dụng súng, Kobusho – một trường võ thuật do Mạc phủ Edo dạy, đã loại trừ nghệ thuật cung đạo với lý do nó không thực tế. Tuy nhiên, cũng có một thực tế là việc bắn cung và cưỡi ngựa đã được thực hành bởi các samurai, người ta cho rằng súng là công việc của các chiến binh cấp thấp hơn.
Sau đó, vào năm 1895, Dainippon Butokukai được thành lập tại Kyoto để bảo tồn và phát huy các môn võ cổ truyền, và Kyudo cũng được đưa vào và quảng bá.
- Đạo cụ Cung đạo
Dụng cụ đầu tiên phải kể đến trong Kyudo là cây cung(弓) (tiếng Nhật là Yumi). Cung trong Kyudo rất đặc biệt, nó có chiều dài trên 2 mét hoặc hơn. Chất liệu làm từ tre, gỗ hoặc sợi cacbon tổng hợp.
Dụng cụ tiếp theo là mũi tên có gắn lông thú hoặc sợi các bon tổng hợp. Chiều dài mũi tên sẽ phù hợp với người bắn, thường dài hơn sải tay từ 6 đến 10cm. Ngoài ra phải kể đến một dụng cụ khác là găng tay (tiếng Nhật là Yugake). Găng tay trong Kyudo được chia thành nhiều loại dựa trên nhiều tiêu chí như năng lực, thói quen, mục đích của người tập. Chẳng hạn nếu người tập quen kéo loại cung có lực kéo từ 20kg trở xuống thì dùng loại găng tay 3 ngón. Nếu lực kéo trên 20kg thì sẽ chọn loại găng tay 4 ngón.
Trang phục thường dùng trong Kyudo là Hakama, một loại trang phục truyền thống của Nhật như Kimono. Hakama là loại quần ống rộng, thường có màu đen hoặc trắng, mặc với áo Nagajuban trắng (áo lót kimono).
- Lễ hội và cuộc thi Kyudo tại Nhật
Tại Nhật hàng năm, người ta luôn tổ chức cuộc thi bắn cung dành riêng cho nữ giới để họ được dịp thi thố tài nghệ của mình. Cuộc thi mang tên “Toshiya”, diễn ra ở đền Sanjusangendo ở Kyoto. Các cô gái sẽ mặc Kimono hoặc Yukata để tham gia với mục tiêu là bắn vào tâm vòng tròn trong khoảng cách 60 mét.
Ngoài cuộc thi Toshiya thì ở Nhật còn có Yabusame – lễ hội bắn cung lớn nhất mùa thu tổ chức tại đền Menji Jingu, Shibuya, Tokyo vào ngày 23/11. Điểm đặc biệt của lễ hội này là cung thủ sẽ ngồi trên lưng ngựa, vừa cưỡi vừa bắn. Đây là một trong những kỹ năng chiến đấu quan trọng của samurai thời chiến tranh. Tham gia lễ hội này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn thi đấu của các cung thủ trên lưng ngựa.
- Điều bạn học được qua Cung đạo
Những môn có chữ Đạo như Trà đạo, Kiếm đạo,… là những môn tập trung chú trọng rèn luyện tâm tính con người. Chúng ta có thể rèn luyện “Chân – Thiện – Mỹ” qua Cung đạo. Chẳng hạn như, một buổi học Cung Đạo bắt đầu từ Lễ. Theo đó, bạn phải xin phép trước khi bước vào Đạo trường. Y phục luyện tập (Hakama) phải chỉnh tề sạch sẽ. Trước khi vào buổi tập, bạn phải làm lễ bái bàn thờ thần linh trên cao. Trước khi bước ra bắn tên, bạn phải làm động tác chào khán giả. Sau buổi tập, bạn tiếp tục phải làm lễ bái bàn thờ thần linh một lần nữa. Nghi thức tạo nên sự tôn trọng, và sự tôn trọng tạo nên một con người tử tế.
Chúng ra cũng có thể rèn luyện sự cẩn trọng thông qua việc học Cung đạo. Ví dụ như, trong kỹ thuật bắn cung của Cung đạo, nội dung chính là 射法八節 (Cách bắn tên gồm tám bước) mà tất cả những cung đạo sinh đều phải chuyên tâm tập luyện và thực hiện thuần thục. Không được thêm hay bớt bất cứ bước nào. Bởi vì khi thực hiện đủ và đúng 8 bước, tỷ lệ bắn trúng bia sẽ cao hơn. Khi bạn hiểu rõ những gì bạn làm trong từng bước bắn cung, bạn sẽ nhận ra cách thức để bắn cung tốt hơn hay phát hiện ra những sai sót để sửa đổi. Dần dần, bạn sẽ tiến bộ nhanh và vững chắc hơn. Điều này có thể áp dụng trong cuộc sống để giúp người học Cung đạo hiểu rõ sự thành công, thất bại trong cuộc sống để có những bước nhảy vọt, vững chắc trong tương lai.
Ngoài ra, Cung đạo còn giúp cho chúng ta rèn luyện sự tập trung. Trong hai tiếng đồng hồ của mỗi buổi tập, thực tế thì mỗi thành viên chỉ bắn được khoảng 8 mũi tên. Vì vậy, mới thấy được sự “trân quý” của 8 mũi tên này. Đó chính là 8 mũi tên chứa đựng công sức tập luyện, làm việc của bạn và sự chỉ dẫn của các đàn anh trong suốt 2 tiếng. Thế nên, dù bắn trúng hay không, điều quan trọng là bạn đã tập trung bắn nó ở tư thế chuẩn chỉ nhất, để mũi tên được phóng ra mạnh mẽ và dứt khoát nhất! Sự tập trung được nâng lên tối đa khi bạn đặt mũi tên lên dây cung và thực hiện động tác ngắm bắn. Dần dà, bạn luyện tập được việc tập trung vào mục tiêu mà mình hướng tới, không bị ảnh hưởng đến những ngoại vật xung quanh. Điều này rất tốt khi ứng dụng vào cuộc sống.
Nếu nói rằng việc học Cung đạo mất 15 năm thì có lẽ phải mất hơn 30 năm để thẩm thấu và ứng dụng những triết lý của Cung đạo vào cuộc sống.
Hiện nay tại Việt Nam, Cung đạo được nhiều bạn trẻ quan tâm, hứng thú. Không chỉ có những bạn nam, mà ngay cả nhiều bạn nữ cũng rất yêu thích bộ môn này. Cung đạo không phải là một môn dễ học, phải mất rất nhiều thời gian và công sức, chẳng hạn như việc lắp tên, mắt nhìn thẳng, vai nâng lên hợp lý để lấy sức giương cung đòi hỏi người học mất từ 3 đến 6 tháng. Chính vì lý do này mà đây sẽ là môn học không dành cho những người thiếu kiên nhẫn. Cung đạo không chỉ là môn thể thao rèn luyện thân thể mà còn là môn nghệ thuật hướng cho người học đến “Chân – Thiện – Mỹ”, dạy cách làm người nên rất được các trẻ ưa chuộng và theo học.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.kyudo.jp/howto/
- https://www.kyudo.jp/howto/history.html
- https://thanhnien.vn/gioi-tre-ha-noi-sinh-mon-ban-cung-nhat-ban-post510788.html
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)