Ở cấp bậc sơ trung cấp, nhắc về ngữ pháp “Câu điều kiện” thì chúng ta có「と」,「ば」,「たら」,「なら」Vậy thì có sự khác nhau nào giữa các dạng câu điều kiện này? Các bạn hãy cùng SHIN phân tích và tìm hiểu ngay sau đây nhé.
「と」
1. Diễn tả một điều kiện mà kết quả xảy ra một cách tự nhiên, cho các biểu hiện “lặp lại, không đổi”
Vì vậy, 「と」thường được sử dụng cho các hiện tượng tự nhiên, thói quen và vận hành máy móc, sự việc đương nhiên hoặc xảy ra theo trình tự.
Ví dụ:
- 七月に 入ると、もっと 暑くなる。 (hiện tượng tự nhiên)
-> Hễ vào tháng 7 là trời sẽ nóng hơn.
- 私は 毎朝 起きると、はを みがく。(thói quen)
-> Mỗi sáng, hễ sau khi thức dậy thì tôi đánh răng.
- このボタンを 押すと、水が 出る。 (hoạt động của máy)
-> Bấm cái nút này thì nước sẽ chảy ra.
- あの交差点を 右に 曲がる、病院が ある。(sự việc xảy ra theo trình tự)
-> Hễ quẹo phải ở ngã tư kia sẽ có một cái bệnh viện.
2. Được sử dụng cho sự “phát hiện”, và “phát hiện” này thường là những bất ngờ, ngoài mong đợi.
[AとB]: Diễn tả B là “phát hiện” sau khi thực hiện A.
Ví dụ:
- 外を 見ると、暗くなった。
Lúc nhìn ra ngoài thì trời đã tối rồi.
***LƯU Ý:
Mệnh đề sau「と」 không thể hiện ý chí của người nói (dạng câu Ý chí, Rủ rê, Mệnh lệnh, Dự định, Mong muốn,…)
「たら」
1. Diễn đạt “Giả định”.
Ví dụ:
- お金が たくさん あったら、大きい家を 買います。
Nếu như có nhiều tiền, tôi sẽ mua một căn nhà to.
2. Biểu thị “Trình tự hành động” giữa 2 vế trước và sau.
Sau khi thực hiện Mệnh đề trước 「たら」thì sẽ thực hiện Mệnh đề sau.
Ví dụ:
- 大学を 卒業したら、帰国します。
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi sẽ trở về nước.
- 授業が 終わった、買い物に行こうと思っています。
Sau khi buổi học kết thúc, tôi định đi mua sắm.
3. Được sử dụng cho sự “phát hiện”, và “phát hiện” này thường là những bất ngờ, ngoài mong đợi.
[AたらB]: Diễn tả B là “phát hiện” sau khi thực hiện A.
Ví dụ:
- なっとうを 食べてみたら、とても おいしかったです。
Sau khi ăn thử đậu lên men thì nhận ra nó rất là ngon.
- 朝、起きたら、11時だったんです。
Buổi sáng sau khi thức dậy thì thấy đã 11 giờ rồi.
***LƯU Ý:
Mệnh đề sau 「たら」 có thể thể hiện ý chí của người nói (dạng câu Ý chí, Rủ rê, Mệnh lệnh, Dự định, Mong muốn,…)
「ば」
1. Giống như「と」 , diễn tả một điều kiện mà kết quả xảy ra một cách tự nhiên, chân lý, quy luật chung. Đặc biệt, thường hay sử dụng trong thành ngữ.
Ví dụ:
- 春に なければ、桜が 咲きます。(hiện tượng tự nhiên)
Nếu mùa xuân đến thì hoa đào nở.
- 肉だけ 食べれば、体の調子が 悪くなる。(sự việc hiển nhiên)
Nếu chỉ ăn thịt thì tình trạng cơ thể sẽ trở nên tệ đi.
- ちりも 積もれば、山となる。(Thành ngữ)
“Tích tiểu thành đại”
2. Diễn đạt “Giả định”
Ví dụ:
- 明日 晴れれば、遊びに行こう。
Nếu mai trời nắng đẹp thì đi chơi thôi.
- 安ければ、買います。
Nếu rẻ thì sẽ mua.
***LƯU Ý: [AばB]
- Trường hợp 1:
Nếu Vế A là những Động từ ý chí🡺 Vế B không thể hiện ý chí người nói (dạng Mệnh lệnh, Ý chí, Rủ rê, Mong muốn, Lời khuyên,…). Thay vào đó ta có thể sử dụng たら.
Ví dụ:
空港に 着けば、電話してください。 ✕
空港に 着きたら、電話してください。O
- Trường hợp 2:
Nếu Vế B là:
+Động từ vô ý chí, Tự động từ, Động từ thể khả năng, Động từ thể phủ định
+Tính từ
+Danh từ
Vế B được thể hiện ý chí người nói (dạng Mệnh lệnh, Ý chí, Rủ rê, Mong muốn, Lời khuyên,…).
「なら」
Dựa vào thông tin, tình hình để đưa ra quan điểm, phán đoán, nhận định, quyết định, ý chí, yêu cầu,… hoặc cho lời khuyên, đề xuất hoặc tư vấn về một vấn đề nào đó.
- 近いなら、歩きましょう。
Nếu gần thì đi bộ thôi nào.
- A:日本語が 話せる?
Bạn có thể nói được tiếng Nhật không?
B:日常会話なら、話せる。
Nếu là giao tiếp thường ngày thì có thể nói được.
- A:来週、日本へ 行く。
Tuần sau tôi sẽ đi Nhật Bản.
B:日本なら、ゆかたを 買ってきてね。
Nếu là Nhật thì bộ Yukata mang về nhé.
- A:ベトナム料理を 食べたいんですが、どこか いい店を知っていますか。
Tôi muốn ăn món Việt, bạn có biết quán nào ngon không?
B:ベトナム料理なら、「Xin Chào」という店が いいですよ。
Nếu là món ăn Việt thì quán gọi là “Xin Chào” được lắm đó.
Tóm lại:
Kết luận:
Vậy là chúng ta đã phân tích xong 4 dạng câu điều kiện「と」,「ば」,「たら」,「なら」. Mong rằng sau bài này các bạn sẽ nắm rõ hơn về quy tắc, trường hợp sử dụng để không bị hoang mang và nhầm lẫn nữa nhé.
————————
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 & 0367 687 346
Facebook: Nhật ngữ SHIN
Cơ sở 1: 285/2 Cách mạng tháng 8, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)