Nổi tiếng là một trong những ngôn ngữ khó nhằn trên thế giới. Một trong những lý do chính là bởi số lượng bảng chữ cái tiếng Nhật đã gấp 3 so với các ngôn ngữ khác. Vậy vì đâu lại có sự khác biệt to lớn này? Làm sao có thể kết hợp cả 3 bảng chữ cái cùng trong một ngôn ngữ? Khi nào sẽ sử dụng bảng nào? Nhật ngữ SHIN hôm nay sẽ giúp bạn giải quyết cặn kẽ những vấn đề này nhé!
Bảng chữ cái tiếng Nhật có gì đặc biệt?
Bảng chữ cái tiếng Nhật chính là một trong những thử thách dành cho những ai có dự định học tiếng Nhật. Vậy có gì đặc biệt ở bảng chữ cái của loại ngôn ngữ khó nhất trên thế giới này?
Có 3 bảng chữ cái tiếng Nhật, ở mỗi bảng đều có nhiệm vụ, chức năng khác nhau:
- Hiragana là tên của bảng chữ cái đầu tiên, cơ bản nhất trong tiếng Nhật. Bảng chữ cái với các nét uốn cong lượn nên còn được gọi là bảng chữ mềm. Đây cũng là bảng chữ cái được người Nhật dạy cho trẻ em bởi độ phổ biến và dễ sử dụng
- Katakana là bảng chữ cái tiếp theo, được gọi là bảng chữ cứng với các phiên âm mượn nước ngoài. Những chữ cái trong bảng được dùng để ký hoạ các âm nước ngoài. Chẳng hạn như để kí hoạ tên nước, tên địa danh. Ngoài ra bảng chữ cũng được dùng để viết tên các loài động thực vật, từ ngữ khoa học kỹ thuật.
- Cuối cùng là bảng chữ Kanji, hay còn được biết là chữ Hán cổ có tuổi đời lâu nhất trong tiếng Nhật Bản. Đây là bảng chữ cái khó học nhất. Ngay cả người bản ngữ cũng mất khá nhiều thời gian để biết và học được bảng chữ này. Hiện tại trong từ điển chữ Hán có khoảng 5 vạn chữ Kanji tuy nhiên bạn chỉ cần biết được khoảng 2000 chữ thông dụng đã có thể giao tiếp và làm việc rồi.
Ngoài 3 bảng chữ cái trên đây, tiếng Nhật còn có thêm một bảng chữ cái Romaji sử dụng hệ thống chữ Latinh để phiên âm tiếng Nhật. Đây là bảng chữ cái tiếng Nhật thường được dùng để dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài.
Nguồn gốc của bảng chữ cái “siêu khó” này từ đâu?
Đầu tiên phải nói đến bảng chữ Kanji bởi đây là bảng chữ cổ nhất trong tiếng Nhật.
Kanji được du nhập từ Trung Quốc
Kanji được du nhập từ Trung Quốc. Giữa TK IV – V, Kanji du nhập vào Nhật Bản không phải bằng con đường chữ viết mà chỉ là truyền miệng. Từ đó, người Nhật cũng sáng tạo một bảng chữ cái Kanji mang phong cách riêng gọi là bảng chữ Manyougana. Manyougana không liên quan gì đến việc biểu thị ý nghĩa của Kanji. Nó chỉ đơn thuần là cách đọc Kanji.
Theo thông tin tìm hiểu, bảng Katakana được Kibino Makibi (695-775), học giả thời Nara sáng tạo. Và Kuukai (774-835) là người đã sáng tạo nên bảng Hiragana, nhưng đó chỉ là sự truyền miệng.
Cùng với Manyougana, Hiragana và Katakana được tạo ra từ việc giản lược hoá từ bảng chữ Kanji.
Trước khi Hiragana và Katakana ra đời, chỉ có những người có học vấn mới sử dụng bảng chữ Kanji để viết. Nhưng từ khi hình thành bảng chữ Hiragana và Katakana thì số người có thể đọc, có thể viết trở nên nhiều hơn.
Một vài lưu ý để bạn dễ dàng học bảng chữ cái tiếng Nhật hơn
Có một vài lưu ý để bạn học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh và hiệu quả hơn:
-
Ghi nhớ bằng hình ảnh
Theo khoa học, trí nhớ của con người sẽ được tác động bởi hình ảnh, màu sắc sống động, bắt mắt. So với những từ ngữ xa lạ, thì hình ảnh chính là cách để con người lưu giữ thông tin lâu hơn.
Việc mã hoá các chữ cái từ bảng chữ thành các hình ảnh gần gũi chính là phương pháp để bạn đạt được kết quả nhanh hơn và tốt hơn.
-
Viết để nhớ
Một phương pháp kết hợp khác để bạn dễ dàng học bảng chữ cái tiếng Nhật hơn chính là việc kết hợp giữa đọc và viết.
Việc luyện viết trên giấy sẽ giúp bạn ghi nhớ các nét chữ một cách tốt hơn. Đặc biệt là với bảng chữ Kanji với rất nhiều các nét vẽ khác nhau. Chỉ cần sai ở một nét bạn sẽ không thể nhận ra ý nghĩa của từ đó.
Thay vì học chỉ với một giác quan là thị giác để nhìn. Sự kết hợp giữa nghe, nói, nhìn, viết sẽ là cách để bạn học ngoại ngữ tốt hơn.
-
Tận dụng thời gian mọi lúc, mọi nơi
Bạn sẽ thành công nếu bạn có được sự chăm chỉ, cần cù. Vì vậy đừng bỏ qua bất kỳ thời điểm nào trong ngày nếu bạn nghĩ bạn có thể tận dụng để học.
Sự rèn luyện liên tục, mọi lúc mọi nơi, sẽ giúp bạn làm quen nhiều hơn với tiếng Nhật. Giúp tiếng Nhật đi vào đời sống một cách tự nhiên, thân thuộc hơn.
-
Sắp xếp luyện tập thường xuyên
Việc luyện tập ngôn ngữ thường xuyên sẽ giúp bạn đặt tiếng Nhật vào trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt việc học được lặp lại thường xuyên sẽ giúp bạn nhớ lâu, biết nhiều hơn và sử dụng trôi chảy hơn. Dành ra 30 phút một ngày để luyện tập thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả nhé!
—————————-
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 & 0367 687 346
Fanpage: https://www.facebook.com/nhatngushin
Cơ sở 1: 285/2 Cách mạng tháng 8, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)