Hằng năm cứ vào ngày rằm tháng 7 âm lịch thì người Việt Nam đón ngày lễ Vu Lan. Đây là dịp để con cái đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Ở Nhật Bản cũng có một ngày lễ để báo đáp công ơn đối với bậc sinh thành và hướng tới tổ tiên đó là Lễ Obon. Cùng một ý nghĩa nhưng tên gọi và lịch sử ra đời khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem ngày Lễ Obon của Nhật Bản có những nét nào khác so với Lễ Vu Lan ở Việt Nam không nhé!
1. Lễ Obon là gì?
……Obon (hay được gọi là Bon) là ngày lễ để tri ân, tưởng nhớ những người thân đã qua đời và xa hơn nữa là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên của người Nhật. Cũng giống như lễ Vu Lan ở Việt Nam, vào ngày này thì những người con ở phương xa về thăm ông bà, cha mẹ để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn đến đấng sinh thành.
……Do quan niệm linh hồn người thân trở về vào thời điểm khác nhau giữa các vùng miền cho nên ngày bắt đầu của lễ Obon cũng khác nhau tùy từng vùng miền của Nhật Bản. Ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku thì lễ Obon diễn ra vào ngày 15 tháng 7 dương lịch. Ngày lễ này được gọi là Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy).
……Tại các vùng như: phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam thì ngày lễ được gọi là Kyu Bon (lễ Bon cũ) được tổ chức vào từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 7 (âm lịch), giống với lễ Vu Lan báo hiếu của người Việt Nam cũng được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Còn một ngày lễ Obon lớn nhất và phổ biến nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto vào ngày 15 tháng 8 dương lịch hằng năm được gọi là Hachigatsu Bon (Bon tháng tám).
2. Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Obon
……Lễ Obon bắt nguồn từ một câu chuyện về một trong những đệ tử của Đức Phật có tên là Mokuren (Mục Kiền Liên).Theo truyền thuyết thì Mokuren được cho là một người đã tu tập nhiều năm và có nhiều pháp thuật. Ông sử dụng năng lực và phép thuật của mình để tìm kiếm người mẹ quá cố của mình. Và cuối cùng ông thấy mẹ mình bị đày xuống tầng địa ngục và chịu nhiều đau đớn do những nghiệp ác mà bà đã gây ra khi còn sống. Mokuren không biết làm sao để cứu bà cho nên đã tìm đến và nhờ Đức Phật chỉ cách để giải thoát cho mẹ của mình. Theo lời Đức Phật thì Mokuren phải mang đồ lễ để cúng các nhà tu hành vào ngày 15 tháng 7 thì mẹ của ông mới được giải thoát. Nghe theo lời của Đức Phật, Mokuren đã đem đồ lễ cúng cho các nhà tu vào đúng ngày 15 tháng 7, và sau đó thì linh hồn của mẹ ông được siêu thoát, không còn phải chịu cảnh đày đọa ở địa ngục nữa.
……Từ sự tích này, hằng năm người Nhật tổ chức lễ Obon để thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, tổ tiên. Vào thời điểm này linh hồn của những người thân đã khuất sẽ được mời về nhà. Không những vậy mà linh hồn của ông bà tổ tiên cũng sẽ trở về. Còn những người ở nhà sẽ tổ chức các hoạt động, nghi lễ cầu siêu để đón các linh hồn trở về.
3. Các hoạt động và nghi lễ trong ngày Obon
……Vào ngày trước khi lễ Obon bắt đầu, người Nhật thường trang trí dưa chuột và cà tím bằng cách cắm que đũa vào để tạo hình hai con vật. Dưa chuột là tạo thành con ngựa, cà tím là con bò, hai con vật có ý nghĩa là các linh hồn sẽ lên con ngựa để nhanh chóng trở về trần gian, sau khi kết thúc lễ Obon thì sẽ cưỡi bò để thong thả từ từ quay trở lại với thế giới bên kia. Thay vì đốt lửa thì người Nhật còn treo đèn lồng trước cửa nhà để chào đón và dẫn các linh hồn đã khuất về nhà.
Nguồn: blog.famityhome.co.jp
……Vào ngày 13, ngày bắt đầu lễ Obon, người Nhật sẽ đốt lửa bằng cách lấy thân của cành cây gai đã được lột bỏ vỏ đặt trên chiếc đĩa không tráng men gọi là Horaku rồi để trước cửa nhà hoặc ngoài sân để đánh giấu cho linh hồn trở về. Người Nhật tin rằng linh hồn của người đã khuất sẽ theo đám khói từ ngọn lửa này để trở về nhà một cách an toàn.
Nguồn: heyjapan.jp
……Trong hai ngày tiếp theo là ngày 14 và ngày 15, các thành viên trong gia đình thường đi viếng mộ. Họ lau chùi, dọn dẹp các mộ phần cho sạch sẽ. Trên bàn thờ thì người Nhật sẽ đặt đồ cúng, lễ vật dâng hương cho linh hồn của ông bà, tổ tiên.
……Ngày cuối cùng của lễ Obon, ngày 16 là ngày tạm biệt tổ tiên và linh hồn người thân đã khuất, người Nhật cũng đốt lửa để có thể đưa họ về với thế giới bên kia.
……Ở Kyoto, hằng năm vào ngày cuối của lễ Obon có tổ chức Okuribi – lễ đưa tiễn với hình ảnh của chữ Đại và chiếc tổng Torii bằng lửa được đốt trên núi. Sau khi những ngọn lửa đã cháy hết, thì người Nhật sẽ nhảy điệu múa của lễ Obon ở ngay ngôi chùa Yusen-ji, dưới chân núi. Các điệu múa thường bắt đầu vào 21 giờ và kết thúc trong vòng 1 tiếng sau đó.
Nguồn: blog.livedoor.jp
……Obon là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của người Nhật. Nhờ vào ngày lễ này mà họ có cơ hội để thể hiện sự biết ơn đến bậc sinh thành, tổ chức các hoạt động đưa tiễn linh hồn người nhà đã khuất và tổ tiên của mình để cúng dường cho tổ tiên những lễ vật thịnh soạn nhằm bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn. Cũng giống như lễ Vu Lan ở Việt Nam, lễ Obon sẽ luôn là một nét văn hóa mang ý nghĩa sâu sắc ở trong bất kì thời đại nào.
Cùng SHIN khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích về Nhật Bản tại đây nha!!!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://skywardplus.jal.co.jp/plus_one/calendar/obon/
2. https://realtimetvgod.com/archives/2356
3. https://www.osohshiki.jp/column/article/1379/
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Facebook: Nhật ngữ SHIN
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)