Ngày Văn Hóa là một trong những ngày nghỉ lễ của Nhật Bản kể từ năm 1948 đến nay. Chính vì vậy, đây là một trong những ngày lễ lâu đời nhất của Nhật bản, theo như lịch đỏ (những ngày nghỉ lễ ở Nhật gọi là lịch đỏ), ngày 3/11 hàng năm người lao động tại Nhật sẽ được nghỉ lễ. Vậy Ngày Văn hóa là gì? Có nguồn gốc lịch sử do đâu mà hình thành? Có những hoạt động nổi bật gì? Cùng SHIN tìm hiểu nhé!!!
- Ngày văn hóa là gì?
Ngày văn hóa – Bunka no Hi (文化の日) được tổ chức vào ngày 03/11 hàng năm với thông điệp “yêu tự do và hòa bình, góp phần thúc đẩy văn hóa”. Ngày lễ này được ra đời năm 1948 để kỷ niệm sự kiện Nhật Bản công bố Hiến pháp thời hậu chiến vào ngày 03/11/1946. Tuần đầu tiên của tháng 11 được gọi là Tuần Văn hóa và Giáo dục (教育と文化の週), nơi các sự kiện liên quan đến giáo dục và văn hóa ở Nhật Bản được tổ chức nhằm nâng cao mức độ quan tâm và hiểu biết của công chúng, với sự tham gia của các trường học và đại học trên khắp đất nước.
- Lịch sử Ngày văn hóa
Ngày 3 tháng 11 ban đầu là sinh nhật của Thiên hoàng Minh Trị, và vào thời điểm đó, nó được coi là một trong những ngày lễ quốc gia, Tencho-setsu (có nghĩa là ngày sinh nhật của Thiên hoàng).
Vào năm 1946, sinh nhật Thiên hoàng Minh Trị trở thành Ngày Văn hóa sau khi Hiến pháp Nhật Bản được ban hành. Và sau khi Thiên hoàng Minh Trị qua đời, Tencho-setsu trở thành một ngày lễ gọi là “Meji-setsu” và ngày nay được tổ chức là “ngày yêu chuộng tự do, hòa bình và quảng bá văn hóa.”
- Những sự kiện quan trọng trong Ngày văn hóa
Lễ trao giải Bunka-kunsho
Lễ trao giải thưởng Văn hóa (Bunka-kunsho – 文化勲章) sẽ diễn ra tại Cung điện Hoàng gia ở Tokyo. Đây là huy chương của Nhật Bản được trao cho những cá nhân đạt thành tựu trong việc quảng bá văn hóa nước nhà, thuộc các lĩnh vực như: khoa học, công nghệ, học thuật và nghệ thuật. Huy chương được ban hành vào năm 1937 bởi Thủ tướng Hiroyuki Hirota và được Nhật hoàng trao tặng vào Ngày Văn hóa hàng năm.
Tính đến nay đã có hơn 400 người nhận giải thưởng này, tuy nhiên, Kenzaburo Oe, tiểu thuyết gia nổi tiếng của Nhật Bản, người đoạt giải Nobel năm 1994 là người duy nhất đã từ chối nhận giải thưởng Văn hóa vì một lý do nào đó.
Lễ hội mùa thu đền Meiji
Diễn ra trong 3 ngày liên tục (01/11 – 03/11), Lễ hội Mùa thu ở đền Meiji kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng Minh Trị, với các hoạt động biểu diễn võ thuật nhằm giới thiệu văn hóa Nhật Bản đến du khách.
Đền Meiji là một ngôi đền hoàng gia có mối liên hệ mật thiết với giai cấp quý tộc, do đó người biểu diễn tại lễ hội là những người đứng đầu trong các lĩnh vực.
Hakone Daimyo Gyoretsu – Lễ rước Lãnh chúa phong kiến
Hakone Daimyo Gyoretsu (箱根大名行列) được tổ chức tại khu vực Yumoto, tỉnh Kanagawa nhằm tái hiện lại đám rước của các lãnh chúa đến thăm Edo dưới thời trị vì của gia tộc Tokugawa. Buổi lễ diễu hành có sự tham gia của 200 người đàn ông và phụ nữ trong trang phục công chúa, Samurai, chiến binh Yakko, người lao động… để kỷ niệm tuyến đường Tokaido cũ, đi qua trung tâm của Hakone và nối liền Edo (Tokyo ngày nay) với Kyoto.
Lễ hội Tokyo Jidai Matsuri và vũ điệu Shirasagi No Mai
Tokyo Jidai Matsuri (東京時代祭) là một lễ diễu hành nhằm tái hiện lịch sử và văn hóa của Tokyo dọc theo các đường phố ở Asakusa. Lễ hội được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999 tại sự kiện mang tên Tokyo Renaissance, một nỗ lực để công nhận sự hiện diện độc đáo của Asakusa như là trung tâm lịch sử và văn hóa của Tokyo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://hanasjoho.com/archives/5406
- https://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%96%87%E5%8C%96%E3%81%AE%E6%97%A5
- https://www.kurashiga-info.jp/blog/life/11164/
Cùng SHIN khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích về Nhật Bản tại đây!!!
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)