Các thể loại truyện tranh, truyện dài đã là một ký ức tuổi thơ quá tuyệt vời đối với mọi người. Ngày nay, việc đọc truyện dài Nhật Bản là một trong những tips giúp cho việc học tiếng tốt hơn. Bên cạnh việc có thể thỏa sức tưởng tượng theo từng câu chữ mà còn trau dồi vốn từ vựng nhiều hơn. Cùng điểm qua 06 truyện dài Nhật Bản giúp học tiếng tốt hơn dưới đây nhé!
Hikari no Ryobun (Territory of Light) của Yuko Tsushima
Một quyển sách đến từ Yuko Tsushima – là một nhà văn, một tiểu luận và nhà phê bình tiểu thuyết nổi tiếng tại Nhật Bản.
Hikari no Ryobun đem đến cho chúng ta một câu chuyện về một người phụ nữ trẻ. Cô sống một mình tại Tokyo cùng với đứa con gái hai tuổi. Xuyên suốt mười hai chương truyện sẽ đầy tính tâm sự của người phụ nữ sau khi vừa chia tay chồng. Trải dài cuốn sách là những câu chuyện tràn ngập ánh sáng, đẹp đẽ và dễ chịu. Cô sẽ như thế nào nếu thiếu vắng người chồng? Con cô sẽ ra sao khi thiếu vắng người cha? Những câu chuyện tinh tế được nối tiếp nhau, được chấp bút dưới ngòi văn của Yuko Tsushima sẽ khiến cho tâm trí chúng ta lưu lại những hình ảnh tươi sáng nhất, hi vọng nhất.
Yukiguni (Xứ tuyết) của Yasunari Kawabata
Dưới ngòi bút của bậc thầy ngôn từ Yasunari Kawabata, tác phẩm Yukiguni cho chúng ta đắm mình trong từng con chữ và say mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên.
Quyển sách chính là tình yêu của người con trai Tokyo với hai người con gái xứ tuyết. Câu chuyện tình yêu nhiều cung bậc cảm xúc cộng hưởng với những nét thăng trầm. Xứ tuyết đã truyền tải đầy đủ và làm rõ được cái đẹp hư vô, thanh khiết với bút pháp tinh tế. Đây cũng chính là tác phẩm giúp cho Yuki Kawabatta có được giải Nobel Văn học vào năm 1968.
Rashomon (La Sinh Môn) của Ryunosuke Akutagawa
Rashomon đem đến câu chuyện về một người hầu tìm lại được bản thân mình trong cánh cổng đổ nát ở phía nam Kyoto. Gã người hầu vừa bị đuổi việc, đang đứng giữa cái thiện và cái ác, lựa chọn giữa cái chết hoặc sự sống cho chính bản thân mình. Cho đến khi gã gặp được một bà lão, câu chuyện được đẩy lên giữa sự giằng co cái thiện và cái ác.
Akutagawa luôn là một nhà văn đi tìm và đánh thức phần con trong mỗi con người trong cuộc sống này. Vì thế, quyển sách Rashomon dưới ngòi bút của ông, đã đẩy cho nhân vật đến ngã ba đường, lựa chọn sự sống hay cái chết. Liệu cái thiện có tồn tại? Hay cái ác luôn thắng thế? Rashomon sẽ cho chúng ta trọn vẹn cảm xúc của một người khi đứng giữa ranh giới sống hoặc chết.
Sasameyuki (Mong manh hoa tuyết) của Tanizaki Junichiro
Vào đầu thế kỳ 20, khi mà những phong tục truyền thống đang ngày càng mất đi, văn hoá phương Tây đang dần lấp vào những khoảng trống trong từng tập quán gia đình. Sasameyuki cho chúng ta câu chuyện về một gia đình danh vọng tộc ở Osaka. Tầng lớp quý tộc đang dần lạc hậu và mờ nhạt, bốn chị em nhà Makioka luôn đau đau vì thời khắc chuyển giao giữa cái cũ và cái mới.
Tanizaki Junichiro đã khắc hoạ cho chúng ta bức tranh rõ nét về Nhật Bản, đầy tính tâm sự, tràn ngập tâm tư và ý thức xung đột trước công cuộc canh tân của kỷ nguyên mới. Sasameyuki được xem là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Nhật Bản.
Konbini Ningen (Cô nàng cửa hàng tiện ích) – Sayaka Murata
Một cuốn tiểu thuyết vô cùng thú vị lẫn kỳ lạ về một người phụ nữ hết sức kỳ quặc. Dưới ngòi bút của Sayaka Murata – Người phụ nữ của năm do tạp chí Vogue bình chọn.
Câu chuyện kể về Keiko – người phụ nữ 36 tuổi khiếm khuyết về logic trong cuộc sống, chưa từng biết đến mùi vị lãng mạn của các mối quan hệ. Cô đã làm nhân viên cửa hàng tiện lợi xuyên suốt 18 năm và không có dấu hiệu nghỉ việc. Thế nhưng, vào một ngày đẹp trời cô quyết định kết hôn, đây chính là một trong những cột mốc đã khiến cho câu chuyện có nhiều cú thay đổi lớn, đặc biệt đối với Keiko. Bên cạnh cuộc sống của nhân vật chính, quyển sách còn đem đến sự châm biến nhẹ nhàng trong cuộc sống.
Totto-Chan’s Children (Totto-chan bên cửa sổ) của Tetsuko Kuroyanagi
Totto-chan bên cửa sổ chính là một cuốn sách gối đầu của biết bao thế hệ trẻ em trên toàn thế giới. Suốt ba mươi năm nay, quyển sách không chỉ gây được tiếng vang ở thị trường Nhật Bản mà còn lan tỏa ra cả thế giới. Quyển sách chính là một tác phẩm chứa những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ nhất của chính tác giả. Chính vì thế, khi đọc Totto-chan bên cửa sổ chúng ta hoàn toàn thấy được nét tự sự trong chính từng câu văn con chữ.
Bên cạnh những tình huống dở khóc dở cười, cô bé Totto-chan đã cho chúng ta như sống lại với cả tuổi thơ. Ngoài ra, Totto-chan bên cửa sổ còn gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa cũng như các bài học trong cuộc sống.
Ngoài phương pháp đọc truyện dài Nhật Bản, chúng ta sẽ còn có rất nhiều phương pháp khác, phù hợp với từng đối tượng khi học tiếng Nhật. Nếu như bạn cần một người dẫn dắt và đi từng bước trên con đường học một ngôn ngữ mới, đừng ngại mà hãy liên hệ đến Nhật ngữ SHIN để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất!
————————
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 & 0367 687 346
Facebook: Nhật ngữ SHIN
Cơ sở 1: 285/2 Cách mạng tháng 8, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)