Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Vào dịp này, con cháu thường thể hiện lòng biết ơn và hiếu thảo với những người lớn hơn mình. Vậy ở Nhật có ngày lễ nào để báo hiếu với người trên như lễ Vu Lan hay không nhỉ? Cùng SHIN tìm hiểu về lễ Vu Lan hay còn gọi là Obon ở Nhật nhé!
1. Nguồn gốc lễ hội Obon:
……Obon(お盆)hay còn được biết đến là Lễ Vu Lan du nhập vào Nhật Bản khoảng vào thế kỷ thứ 7 và có nguồn gốc từ Phật giáo. Nguồn gốc của lễ hội Obon bắt nguồn từ một người tên là Mokuren. Ông tu hành nhiều năm và có được pháp lực vô biên. Khi đó ông muốn tìm linh hồn của người mẹ đã mất của mình để báo hiếu. Khi tìm được linh hồn của mẹ, ông mới biết sự thật là mẹ của mình bị đày xuống địa ngục. Ông rất thương mẹ và rồi ông Mokuren đã đi tìm đến Đức Phật để hỏi cách giải thoát linh hồn của mẹ. Đức Phật đã nói cho ông là chuẩn bị lễ vật để cúng cho các nhà tu trong dương gian vào đúng ngày 15 tháng 7. Ông Mokuren đã làm theo lời Đức Phật dặn thì linh hồn của mẹ ông đã được siêu thoát, ông vừa vui mừng vừa nhảy múa khi gặp lại được linh hồn của mẹ.
……Từ câu chuyện đó mà Obon chính là dịp để những người con trong gia đình thể hiện sự biết ơn với cha mẹ, tưởng nhớ linh hồn của ông bà tổ tiên, đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn và cầu nguyện cho những người đã khuất. Ngày nay, trong lễ Obon có nhiều hoạt động để tri ân cha mẹ và tổ tiên như cúng lễ, nhảy múa, thả đèn hoa đăng trên sông…
2. Thời gian tổ chức lễ hội:
Lễ hội Obon có nhiều thời điểm tổ chức khác nhau tùy theo từng vùng sinh sống . Hiện nay có 3 mốc thời gian chính diễn ra lễ hội Bon ở Nhật Bản:
……• Bon tháng 7: lễ hội Bon tháng 7 được gọi là Shichigatsu Bon được tổ chức vào ngày 15/07 theo dương lịch. Các vùng tổ chức lễ hội Bon tháng 7 có thể nhắc đến như Tokyo hay Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa.
……• Bon truyền thống: lễ hội Obon truyền thống được tổ chức vào ngày 15/07 theo Âm lịch. Các vùng tổ chức lễ hội Obon theo ngày 15 tháng 7 âm lịch có thể kể ra như tỉnh Shimane, tỉnh Hiroshima, tỉnh Kagawa, tỉnh Kochi ..
……• Bon tháng 8: đây là lễ hội Bon được tổ chức phổ biến nhất tại Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Lễ hội Obon lớn nhất Nhật Bản được biết đến là lễ hội Obon ở Kyoto.
3. Các hoạt động chính trong ngày lễ Obon
- Ngày 12
……Vào ngày này, người ta sẽ dâng lên một mâm quả gồm dưa chuột, cà tím và có gắn kèm những chiếc cây tăm để cố định để kết thành hình các con vật. Trong đó, dưa chuột là ngựa, cà tím là bò. Ngựa có vai trò là phương tiện để đưa những người đã khuất về dương gian, còn bò là để cưỡi thong thả về thế giới bên kia.
- Ngày 13
……Vào ngày này, người ta đốt những cành cây gai Ogara vì theo quan niệm, linh hồn những người đã khuất sẽ theo hương khói lửa trở về gia đình của họ. Những ngọn khói này đóng vai trò soi đường dẫn lối và các linh hồn sẽ đi theo những ngọn khói đó mà có thể về đến nhà mình mà không bị lạc đường. Người ta còn sử dụng lồng đèn tượng trưng cho lửa, treo trước nhà để đón linh hồn của tổ tiên.
- Ngày 14, 15
……Ngày 14,15 là hai ngày chính của lễ Obon. Vào hai ngày này, người ta sẽ thực hiện các hoạt động như: thăm viếng mộ, lau chùi, dọn vệ sinh phần mộ và cúng kiếng với mục đích mời người thân quá cố quay về thăm nhà. Mâm cỗ cúng bao gồm các loại bánh đặc trưng và trái cây được trình bày đẹp mắt, vật phẩm cúng luôn được thay đổi theo từng ngày trong kỳ lễ để các linh hồn vui và thấy mình luôn được chào đón.
- Ngày 16
……Con cháu trong nhà sẽ dâng cúng bánh Okuridango để tiễn linh hồn ông bà tổ tiên. Ngày này còn được gọi là Okuribi – ngày đưa lửa. Người ta sẽ mượn lửa tạo khói hoặc thả đèn lồng trên sông, dẫn đường cho các linh hồn trở về thế giới bên kia.
4. Các hoạt động sôi nổi được tổ chức trong ngày lễ Obon
• Nghi thức thả thuyền giấy trong lễ hội Obon
……Nghi thức thả thuyền giấy (Toro Nagashi) trong lễ hội Obon là nghi thức kết thúc lễ hội. Những chiếc thuyền giấy nhỏ bên trong sẽ được thắp nến và được thả ở các con sông. Điều này thể hiện mục đích là tiễn đưa linh hồn trở về. Những ngọn nến bên trong thuyền có ý nghĩa giống như việc dâng lửa để tiễn linh hồn trở về nơi thuộc về họ. Một số nơi, khi nghi thức thả thuyền giấy được diễn ra cũng là lúc những màn pháo hoa rực rỡ được bắt đầu để báo hiệu kết thúc lễ hội Bon Matsuri.
.• Bon Odori – điệu múa của ngày lễ Bon
……Theo truyền thuyết, ông Mokuren khi biết linh hồn của mẹ đã được siêu thoát ông đã quá vui mừng và nhảy múa. Điệu múa đó được người ta truyền lại và gọi là Bon Odori. Chính vì thế, Bon Odori là điệu múa đặc trưng thể thiếu trong lễ hội Obon.
……Với ý nghĩa về lòng hiếu thảo và có nguồn gốc lịch sử lâu đời, lễ hội Obon ở Nhật Bản là một trong những lễ hội lớn được người Nhật rất coi trọng. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về lễ hội này, hãy tới cố đô Kyoto của Nhật Bản và trải nghiệm không khí lễ hội trong những ngày diễn ra Obon Matsuri nhé
SHIN vừa chia sẻ cho các bạn thêm thông tin về Lễ hội Obon tại Nhật Bản, khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích khác tại đây nha!!!
Tài liệu tham khảo
- https://www.hasegawa.jp/blogs/kuyou/obon-meaning#:~:text=「お盆」は、仏教における,に由来しています。
- https://ja.wikipedia.org/wiki/%E3%81%8A%E7%9B%86
- https://www.yoriso.com/sogi/article/obon/
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Facebook: Nhật ngữ SHIN
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)