Ngày Quốc khánh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với mỗi quốc gia. Mỗi khu vực, mỗi quốc gia là khác nhau về hoàn cảnh ra đời của ngày Quốc khánh. Tuy nhiên, nó giống nhau ở chỗ vào ngày lễ này mọi người dân trên mọi miền tổ quốc cùng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự biết ơn đối với lớp lớp thế hệ đi trước đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để có được hòa bình như ngày hôm nay. Nếu như vào ngày Quốc khánh của Việt Nam, ở khắp mọi nẻo đường người dân treo cờ đỏ sao vàng ở đằng trước khu vực của ngôi nhà thì vào ngày Quốc khánh của Nhật Bản người dân sẽ tổ chức những hoạt động nào các bạn hãy cùng SHIN tìm hiểu nhé!
Ngày Quốc Khánh Nhật Bản ra đời như thế nào?
Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thế nào được gọi là ngày Quốc Khánh. Ngày Quốc Khánh hay còn được gọi là ngày lập quốc, là một trong những ngày lễ trọng đại của Nhật Bản diễn ra vào ngày 11 tháng 2 dương lịch hằng năm nhằm kỉ niệm ngày thành lập đất nước và sự xuất hiện của Thiên Hoàng Jimmu – hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản.
Vào thời Minh Trị thì chính phủ Nhật Bản đã ấn định ngày lập quốc là ngày 1/1 năm 1873 âm lịch, hôm đó theo lịch dương thì là ngày 29/01/1872. Cùng thời điểm đó thì Nhật Bản bắt đầu chuyển từ lịch âm sang lịch Dương (1873). Tức là ngày Tết của Nhật Bản sẽ bắt đầu theo lịch Dương, người dân thì lầm tưởng rằng là ngày 01/01/1873 là ngày Tết âm lịch, thay vì là ngày Quốc Khánh. Vậy nên Chính phủ đã đổi ngày Quốc Khánh sang ngày 11/2/1873. Kể từ đó thì ngày 11/02 dương lịch hằng năm trở thành ngày Quốc Khánh của Nhật Bản.
Nguồn: remmikki.livedoor.blog
Thiên hoàng Minh Trị phê duyệt ấn định ngày này nhằm hướng ý chí, lòng trung thành của người dân đến Thiên Hoàng và ngoài ra nhằm để củng cố quyền lực của ông. Ngày lập quốc ban đầu được đặt tên là Kigensetsu (紀元節) và sau này được gọi là ngày Quốc Khánh – Kenkoku Kinen No Hi (建国記念の日).
Sau khi Nhật Bản thua trận ở thế chiến thứ II, cùng với đó là sự sụp đổ của thời đại Thiên Hoàng thì ngày Kigensetsu theo đổ cũng chẳng còn tồn tại.
Thật trùng hợp khi ngày 11/2 cũng là ngày mà tướng MacArthur người đã phê chuẩn bản sơ thảo của Nghị viện Nhật Bản vào năm 1946, đưa nước Nhật đi theo con đường dân chủ tư sản đánh dấu một cột mốc quan trọng và làm tiền đề cho công cuộc tái thiết và phát triển Nhật Bản sau này. Trong cùng năm 1946, ngày lập quốc được tái thiết lập, người Nhật giữ nguyên ngày 11/2 là ngày Quốc khánh.
Vào ngày Quốc Khánh thì diễn ra những hoạt động nào?
Ngày xưa khi mà đến ngày lễ Kigensetsu, người ta tổ chức rất nhiều lễ kỉ niệm và các cuộc diễu hành lớn khắp cả nước. Tuy nhiên hiện nay vào ngày Quốc Khánh – Kenkoku Kinen No Hi người ta vẫn tổ chức lễ kỉ niệm và diễu hành nhưng không nhiều bằng ngày xưa.
Đại lộ Omotesando (表参道) là một đại lộ nổi tiếng thuộc quận Aoyama của Tokyo, nó đi qua một phần của hai quận Shibuya và Minato. Vào buổi sáng sớm trong ngày Quốc Khánh rất đông người đến đây để tham gia cuộc diễu hành. Trong cuộc diễu hành này thì chúng ta có thể được thưởng thức màn vẫy cờ hay là khiêng Mikoshi (御輿) – một loại kiệu rước ngày xưa của Nhật, Thiên Hoàng ngày xưa thường sử dụng kiệu này để di chuyển. Cuộc diễu hành này có điểm đến là đền Meji Jingu.
Nguồn: cacadoresdelendas.com.br
Bên cạnh các cuộc diễu hành thì người dân Nhật Bản còn tổ chức các lễ kỉ niệm. Tại cung điện Hoàng gia ở quận Chiyoda – một trong 23 quận đặc biệt nằm ở phía Tokyo Nhật Bản. Khu này nổi tiếng với Hoàng cung – nơi cư trú chính của Thiên Hoàng Nhật Bản, và các tòa nhà của các cơ quan chính quyền như Quốc hội, tòa án tối cao,… Đến với buổi lễ kỉ niệm này, không những người dân ở trong thành phố Tokyo mà rộng hơn là người dân trên khắp đất nước Nhật Bản có dịp được bày tỏ lòng kính trọng đối với các Thiên Hoàng và có dịp để ghi nhớ lịch sử dân tộc.
Một địa điểm lý tưởng để có thể đi tham quan vào ngày lễ Quốc Khánh của Nhật Bản nữa đó là ngôi đền mang tên Kashihara – jingu ở tỉnh Nara. Tại nơi đây, vào ngày 11/2 năm 660 trước Công nguyên, khoảng 2500 năm về trước Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật Bản lên ngôi. Ngôi đền này được xây lên để tưởng niệm vị Thiên Hoàng đầu tiên này. Với khuôn viên rộng rãi thoáng đãng người Nhật có thể đến thăm viếng nơi này.
Nguồn: truyenhinhcapsongthu.net
Ngày Quốc Khánh ngày nay
Phải đến năm 1966 ngày Kenkoku Kinen No Hi mới được công nhận là ngày Quốc Khánh. Nếu như ngày xưa ngày lập quốc ra đời để mọi người dân tôn sùng Thiên Hoàng, củng cố quyền lực cho các vị Thiên Hoàng thì ngày nay, người dân Nhật Bản coi ngày Quốc Khánh là dịp để kỉ niệm ngày nước Nhật ra đời, dịp để bày lòng yêu nước và lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước.
Bên cạnh đó những hoạt động như phất cờ diễu hành ở đại lộ còn thể hiện người dân Nhật Bản là một khối đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh.
Cùng SHIN khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích về Nhật Bản tại đây nha!!!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://onwainc.co.jp/kinenbi/national-foundation-day/
- https://www.worldtimes.co.jp/japan/20230212-168982/
- https://nihonshinwa.com/archives/1831
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)