Nếu bạn là người hay tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản thì hẳn phải từng nghe qua Ngày Thể thao của nước này rồi đúng không? Từ trước đến nay ngày lễ được biết đến với cái tên “Ngày thể dục”, nhưng kể từ năm 2020 đã được chuyển thành tên gọi “Ngày thể thao”.
Vậy “Ngày thể thao” là gì? Nó có ý nghĩa gì? Người Nhật thường làm gì vào ngày này? Cùng SHIN tìm hiểu nhé!!!
“Ngày thể thao” là gì?
Ngày Thể Thao ra đời từ năm 1966 với tên gọi ban đầu là 体育の日(Taiiku no hi) – Ngày Thể Dục (ngày 10 tháng 10) nhằm kỷ niệm Olympic Tokyo (ngày 10/10/1964), kỳ Thế vận hội đầu tiên được Nhật Bản cũng là quốc gia Châu Á đầu tiên đăng cai tổ chức. Từ năm 2000 thì Ngày Thể Dục được quy định chuyển sang ngày Thứ 2 của tuần thứ hai tháng 10 hằng năm.
Đến năm 2020, Chính phủ Nhật Bản đổi tên thành スポーツの日 (Supo-tsu no hi) – Ngày Thể thao, với mong muốn mọi người dân có thể tận hưởng niềm vui và lợi ích mà các hoạt động thể thao mang lại, nâng cao tinh thần tôn trọng người khác, đồng thời xây dựng một xã hội khỏe mạnh và tràn đầy sinh khí. Đặc biệt, trong năm 2021 do Olympic & Paralympic Tokyo 2020 nên Ngày Thể Thao được chuyển sang ngày 23 tháng 7, nhưng từ năm 2022 thì ngày này lại quay về như thường lệ (tức ngày 10/10 hằng năm) .
Ý nghĩa của “ Ngày thể thao”
Chính phủ Nhật Bản quyết định lấy ngày 10/10 hằng năm làm “Ngày thể thao” để kỷ niệm lần đầu tiên tổ chức thành công Thế vận hội Olympic mùa hè tại Tokyo năm 1964. Tổ chức thành công Olympic mùa hè là một niềm tự hào rất lớn của người dân và Chính phủ Nhật Bản nên “Ngày thể thao” như một cột mốc ghi lại sự thành công rực rỡ này.
Ngoài ra, Chính phủ cũng hy vọng rằng thông qua “Ngày thể thao” giúp người dân làm quen với thể thao và đẩy mạnh tinh thần luyện tập, rèn luyện sức khỏe.
Hoạt động trong “Ngày thể thao”
Nếu như tại Việt Nam, Ngày Thể thao rơi vào ngày 27/03 – là một ngày bình thường không được nghỉ làm, nghỉ học; thì tại Nhật, Ngày Thể Thao (スポーツの日- Supo-tsu no hi) rơi vào thứ 2 tuần thứ 2 của tháng 10. Tuần này chúng ta được nghỉ 3 ngày liên tiếp (thứ Bảy, Chủ Nhật, thứ Hai) là nhờ ngày này đó.
Trong Ngày Thể thao sẽ mở cửa miễn phí các trung tâm thể thao của quận, thành phố cho người dân. Người dân có thể đến và tham gia các hoạt động thể thao như bơi lội, đánh bóng, cầu lông,…
Vào những “Ngày Thể thao”, tại các trường học, cơ quan cũng tổ chức các hoạt động vui chơi thể thao để mọi người cùng tham gia và rèn luyện sức khỏe. Hơn thế nữa, ở một số nơi các hội thi thể thao diễn ra như một Olympic thu nhỏ với đầy đủ các phần rước đuốc, thắp sáng và nhiều môn thể thao thú vị như chạy nước rút, chạy tiếp sức.
Nhiều bạn có thể không biết vào dịp tháp 10, bên Nhật còn có một ngày quan trọng không kém đó chính là Ngày đổi đồng phục ( 衣替え). Ngày đổi đồng phục sẽ vào ngày 1/10, đồng phục sẽ được thay đổi phù hợp với mùa đông. Ở các khu vực thuộc Hokkaido và Okinawa thì sẽ có chút khác biệt nhưng về cơ bản thì ở Honshu, ngày thay đổi trang phục là giống nhau.
Tương truyền rằng, Ngày thay đổi đồng phục là một sự kiện bắt nguồn từ thời Heian. Đến thời Edo, nó được thực hiện 4 lần/ năm. Ban đầu, nó được tổ chức dành riêng cho các võ sĩ, ngày này đã trở thành một phong tục có chỗ đứng vững chắc và riêng biệt đối với tất cả mọi người. Sau đó, chính phủ thời đại Minh Trị đã quy định thời gian cụ thể cho ngày thay đổi trang phục này.
Trước kia, ngày này là dành cho những công nhân viên chức, cảnh sát, quân nhân nhưng sau đó, nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi đồng phục của học sinh, sinh viên, và ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn trong thời đại ngày nay.
Ngày đổi đồng phục là một tập quán hết sức độc đáo của người Nhật. Đối với người Nhật “Việc đi trước hay sau thời tiết, việc bạn chọn trang phục không phù hợp với các mùa, dù sớm hơn hay muộn hơn thì đều không tốt”, vì vậy đối với họ việc cảm nhận mùa rất quan trọng.
Ngoài ra, cách ăn mặc của họ không chỉ theo sở thích cá nhân mà còn quan tâm đến sự ảnh hưởng đến mọi người xung quanh nữa. Nếu có dịp đến Nhật một lần, bạn có thể cảm nhận một cách rõ ràng bằng mắt sự thay đổi trang phục theo mùa của người Nhật.
Ở Việt Nam, không có ngày đổi đồng phục, nhưng ở miền Bắc khi gió trờ se se lạnh, học sinh, công nhân, người dân đều chuyển dần sang mặc áo ấm và có thể thấy rõ sự thay đổi thời tiết theo mùa. Tuy nhiên, ở miền Nam chỉ có hai mùa mưa và nắng nên chúng ta sẽ khó mà cảm nhận được sự thay đổi theo mùa qua trang phục mặc bình thường được.
Hôm nay SHIN giới thiệu cho các bạn 2 ngày lễ diễn ra vào đầu tháng 10 bên Nhật Bản,
nếu bạn còn băn khoăn về ngày lễ nào tại Nhật, cứ nhắn SHIN, SHIN sẽ chia sẻ vào những bài viết sau nhé!!!
Nguồn tham khảo:
- https://allabout.co.jp/gm/gc/427930/
- https://kotobank.jp/word/スポーツの日-84875
- https://www.daiken.jp/consumer/storage/guide/space/wall/201215-01.html
- https://belluna.jp/interior/02/010401/other/magazine/14/index/
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
Website: shinvietnam.com
Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)