Ngày Kính lão là một ngày nghỉ lễ quốc gia của Nhật,
để hiểu rõ hơn các bạn cùng SHIN tìm hiểu về thời gian, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này nhé!
- Thời gian tổ chức
Năm 1966, Keirou no hi(敬老の日) được tổ chức cố định vào ngày 15/09 như một ngày lễ của Nhật Bản. Nhưng kể từ năm 2003, Ngày Kính lão được chọn là ngày thứ Hai của tuần thứ 3 tháng 09 hằng năm.
Vậy ở Nhật thì tầm bao nhiêu tuổi được coi là “người già”.
Trên thực tế, bao nhiêu tuổi không phải là vấn đề cần quan tâm. Hay có thể nói rằng không có giới hạn độ tuổi cho đối tượng được tôn vinh trong ngày Kính lão. Điều ý nghĩa nhất trong ngày Kính lão chính là thể hiện tấm lòng tôn kính của mình đối với ông bà và thế hệ đi trước.
- Nguồn gốc Ngày Kính lão
Ngày Kính lão hiện nay được cho là có nguồn gốc từ ngày Toshiyori no hi (としよりの日: ngày của người lớn tuổi) được khởi sướng bởi trưởng làng Kadowaki Masao của làng Nomadani thuộc tỉnh Hyogo vào năm 1947, nhằm bày tỏ sự kính trọng với những người lớn tuổi trong làng và cảm ơn họ đã có công xây dựng và bảo vệ làng. Khi đó, ngày Toshiyori được chỉ định là ngày 15/9, vì đây là lúc thời tiết mát mẻ và vụ mùa vừa xong nên thích hợp để tổ chức tiệc tùng.
Đến năm 1950, ngày Toshiyori bắt đầu phổ biến trên toàn tỉnh Hyogo. Từ năm 1954, ngày này chính thức được xem như là một ngày lễ quốc gia và kỉ niệm rộng rãi trên toàn Nhật Bản. Tuy nhiên, vì có nhiều ý kiến tranh cãi về cách gọi “Toshiyori no hi” nên ngày này đã được đổi tên thành “Rojin no hi” (老人の日) . Năm 1966, ngày Kính lão được đổi tên thành “Keiro no hi” (敬老の日) và từ đó đến hiện tại không có lần thay đổi tên nào nữa.
- Ý nghĩa của ngày Kính lão
Ở Nhật Bản, tỷ lệ người cao tuổi chiếm một phần không nhỏ trong dân số người Nhật. Họ là những thế hệ đi trước với nhiều kinh nghiệm và đóng góp cho nước Nhật. Chính vì vậy, người cao tuổi ở Nhật Bản rất được kính trọng.
- Hoạt động diễn ra trong ngày Kính lão
Ngày Kính lão là ngày nghỉ quốc gia của Nhật, con cháu thường về quê thăm ông bà và gửi đến ông bà những món quà thể hiện tấm lòng tôn kính, yêu thương. Đó có thể là những món quà đắt tiền như chai rượu quý, trang sức,… Nhưng cũng có thể là những món quà giản dị như những món đồ, bánh kẹo do con cháu tự tay làm. Trong văn hóa tặng quà, dù là người Nhật hay người Việt, thì hình thức chỉ là một vấn đề nhỏ, quan trọng nhất là món quà đó thể hiện được sự yêu thương, tôn kính của con cháu dành cho ông bà.
Ngoài ra, các bé tiểu học cũng được dạy làm bánh để đem tặng các ông bà ở trong khu phố hoặc viện dưỡng lão.
Với mục đích “người già mỗi ngày sống vui, sống khỏe” của Ngày Kính lão, chính quyền các khu phố ở Nhật hay các viện dưỡng lão đều tổ chức các hoạt động lễ hội nhằm tạo không khí ấm áp và vui vẻ cho các cụ già.
Vậy ở Việt Nam và quốc tế thì sao nhỉ?
Ở Việt Nam cũng có Ngày Truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (06/06) với mục đích cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi, để người cao tuổi “ sống vui, sống khỏe, sống hạnh phuc mỗi ngày”. Tuy nhiên, Ngày Truyền thống Người cao tuổi Việt Nam vẫn chưa được phổ biến rộng rãi đối với người Việt. Thay vào đó, người Việt Nam thường hay tổ chức Lễ mừng thọ cho ông bà hay những người cao tuổi trong ngày Tết Âm lịch với mục đích thể hiện tấm lòng tôn kính của con cháu đối với ông bà hay người lớn tuổi, đồng thời chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Vào ngày Mừng thọ, con cháu thường tụ họp ăn uống, mừng tuổi ông bà, tặng quà cho ông bà,…
Không chỉ ở Nhật Bản, hay Việt Nam mà trên thế giới cũng có ngày để tri ân những người cao tuổi. Năm 1990, Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 01/10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi.
Dù là ở đâu, đất nước nào thì người cao tuổi cũng nên được quan tâm, chăm sóc bởi họ là thế hệ từng trải nên họ cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa. Ngoài ra, họ là những người đã cống hiến hết cuộc đời của mình để xây dựng, bảo vệ đất nước.
Nguồn tham khảo
- https://ja.wikipedia.org/wiki/敬老の日
- https://event.rakuten.co.jp/keirou/day/
- https://www.yamada-heiando.jp/media/keirou/
————————————–
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
☎Hotline: 0799 666 493 – 0358 73 83 89
🌍Website: shinvietnam.com
🏫 Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
🏫 Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)