Đối với các bạn đang học tiếng Nhật trình độ N4, chắc hẳn mọi người đều sẽ đọc qua hoặc từng nghe qua từ “Genryou” và “Zairyou”. Cả 2 từ này đều mang ý nghĩa là “nguyên liệu”, dịch ra có vẻ giống nhau nhưng cách sử dụng của chúng lại rất khác nhau trong nhiều trường hợp. Vậy thì khi nào chúng ta dùng “Genryou” khi nào chúng ta dùng là “Zairyou”, hãy cùng với SHIN tìm hiểu ngay sau đâu nhé.
Đầu tiên, đối với chữ “Genryou” 「原料」 kanji được viết từ chữ “nguyên” và chữ “liệu”, còn “Zairyou” 「材料」kanji được ghép từ chữ “tài” và chữ “liệu”.
Tips phân biệt từ Genryou và Zairyou và cách dùng
- Genryou: Nguyên liệu, khi qua chế biến sẽ không còn giữ được nguyên những yếu tố như dạng ban đầu, sản phẩm được tạo ra khác với tính chất của nguyên gốc.
- Zairyou : Nguyên liệu, khi qua chế tác sẽ vẫn giữ nguyên những yếu tố cơ bản về chất để nhận dạng ra nguyên gốc ban đầu.
Ví dụ 1:
⭕️ 乳等を主原料とする食品
❌ 乳等を主材料とする食品
Thực phẩm có nguyên liệu (thành phần) chính là sữa.
Trong ví dụ đầu tiên ở trên, chúng ta phải dùng từ “Genryou” mà không được sử dụng “Zairyou”. Vì lí do như sau: nguyên liệu ở đây là nguyên liệu không còn nguyên dạng như lúc ban đầu khi chưa chế biến khi bạn nhìn vào thành phẩm nên phải sử dụng từ “Genryou”. Mặt khác, nguyên liệu mà còn nguyên dạng như trước khi chế biến, khi bạn nhìn vào thành phẩm thì mới sử dụng “Zairyou” được.
Ở ví dụ này chúng ta hiểu rằng cái được nói đến ở đây chính là mội loại thực phẩm có thành phần chính được tạo ra là từ sữa, như vậy thực phẩm này nó ở một dạng khác và có thể không còn màu trắng, ở dạng lỏng, như sữa lúc ban đầu vì đã được nhà sản xuất chế biến lại để tạo thành món ăn. Nếu như nhà sản xuất không chế biến khác đi thì sữa vẫn chỉ là một loại thức uống có màu trắng và ở dạng lỏng, cũng không cần phải ghi là “nguyên liệu chính”.
Vậy nên, chúng ta thấy khi sữa đã được thay đổi dưới một dạng hình thức khác nên người ta mới phải thông báo rằng thực phẩm có nguyên liệu chính là sữa để người tiêu dùng có thể nhận biết được. Do đó, trong trường hợp này chỉ có thể sử dụng từ “Genryou” chứ không thể sử dụng từ “Zairyou”.
Ví dụ 2:
⭕️ 小学校の図工の授業で工作をする時の材料
❌ 小学校の図工の授業で工作をする時の原料
(Nguyên liệu làm thủ công lớp mỹ thuật khối tiểu học)
Trong câu ví dụ số 2 ở trên, chúng ta có thể sử dụng “Zairyou” nhưng không thể sử dụng “Genryou”. Bởi vì “nguyên liệu” ở đây không phải là thứ mà nó sẽ trở nên khác xa đến mức không nhận biết được so với sản phẩm được tạo ra lúc sau, tức là không phải là “genryou”. Mà “nguyên liệu” ở đây tác giả muốn nói chính là nguyên liệu hay còn được dịch là chất liệu, vật liệu để làm thủ công, qua chế biến cũng không thay đổi đặc tính về thể chất. Sau khi làm thủ công thì những “nguyên liệu làm thủ công” này vẫn còn những yếu tố thuộc về tính chất như ban đầu vốn có, khi nhìn vào vẫn biết được đây là vật liệu gì, ví dụ như giấy, gỗ, vải,…
Nếu sử dụng “Genryou” để diễn đạt thì sẽ trở thành nguyên liệu thì khi qua chế biến sẽ không còn giữ được nguyên những yếu tố như dạng ban đầu, khác với sản phẩm được tạo ra lúc sau, nên đây không thể là “nguyên liệu làm thủ công” như ý nghĩa tác giả muốn nói đến. Do đó, trong trường hợp này chỉ có thể sử dụng từ “Zairyou” chứ không thể sử dụng từ “Genryou” cho ví dụ trên.
Mở rộng: Kẹo bông gòn được làm từ đường là chủ yếu vậy lúc này đường sẽ là Zairyou hay Genryou đây?
Lúc này đường đã biến thành kẹo bông gòn, do đó không còn là những viên đường màu trắng dạng rắn như lúc đầu, mà đã ở dạng bông, khiến một số người không biết đấy là do đường tạo thành nếu không ăn thử hoặc không được cho biết thành phần cụ thể. Vậy nên từ “nguyên liệu” dành để nói đường ở đây là “Genryou”. Nhưng nếu như thành phẩm được tạo ra không phải kẹo bông gòn mà là những viên đường hay bánh kẹo có đường thì nó lại trở thành “Zairyou”.
Tóm lại về tips phân biệt từ Genryou và Zairyou:
- “Genryou” là nguyên liệu, không giữ được nguyên dạng sau khi được chế biến, người khác không nhận biết được nếu không được cho biết cụ thể đó là nguyên liệu gì
- “Zairyou” là nguyên liệu, thành phần, chất liệu khi qua chế tác sẽ vẫn giữ nguyên những yếu tố cơ bản về chất để nhận dạng ban đầu, nhìn có thể nhận biết được mà không cần phải phán đoán hay thông qua nhà sản xuất để biết được đấy là nguyên liệu gì.
Kết luận, chúng ta cần cẩn thận khi sử dụng hai từ này để không dùng sai, để tạo ra câu đúng hơn khi giao tiếp, cũng như khi tạo văn bản.
————————
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN
Hotline: 0799 666 493 & 0367 687 346
Website: https://www.facebook.com/nhatngushin
Cơ sở 1: 285/2 Cách mạng tháng 8, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)
Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)